• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Con không cấp dưỡng cho cha mẹ có được không. Bạn đọc hãy tham khảo bài viết của Luật Toàn Quốc để hiểu rõ hơn

  • Con không cấp dưỡng cho cha mẹ có được không
  • Con không cấp dưỡng cho cha mẹ có được không
  • Dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Con không cấp dưỡng cho cha mẹ có được không

1. Cấp dưỡng được hiểu thế nào?

    Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Con không cấp dưỡng cho cha, mẹ có được không

2. Con không cấp dưỡng cho cha, mẹ có được không

     Theo Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

  • Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng

     Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

     Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

    Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

  •  Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

     Căn cứ Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ có thể chấm dứt trong các trường hợp: -    Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; -    Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; -    Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Như vậy, con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ khi cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

   Trường hợp con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ và cha, mẹ thuộc trường hợp con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng mà con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì hành vi không cấp dưỡng của con là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định hiện nay con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ được không

3. Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ của con bị xử lý thế nào?

3.1 Xử phạt hành chính

    Căn cứ theo Điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

   Người nào có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha, mẹ sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

3.2 Xử lý hình sự

     Theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì:

     Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với cha, mẹ theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho cha, mẹ lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (Tội không chấp hành án), thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác của Luật Toàn Quốc về các dịch vụ như sau:

4. Hỏi đáp về con không cấp dưỡng cho cha, mẹ có được không:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Có được thay đổi phương thức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng cấp dưỡng không? Tôi cảm ơn!

     Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn được phát sinh từ thời điểm nào? Tôi cảm ơn!

    Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn được phát sinh khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Dịch vụ về con không cấp dưỡng cho cha, mẹ có được không:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về con không cấp dưỡng cho cha, mẹ có được không và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về con không cấp dưỡng cho cha, mẹ có được không tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178