Có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền?
09:54 28/04/2023
Có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền? Làm sao để bảo vệ thông tin cá nhân khi đã bị bên lừa đảo đánh cắp
- Có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền?
- Có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền?
- Dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÓ PHẢI TRẢ NỢ NẾU BỊ ĐÁNH CẮP THÔNG TIN ĐỂ VAY TIỀN
Hiện nay, việc vay tiền qua app đang diễn ra rất phổ biến với nhiều lời quảng cáo như thủ tục giải ngân nhanh, không cần hồ sơ gốc, không cần thẩm định, chỉ cần cung cấp số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… Kéo theo đó, nhiều người xấu giả mạo (Đánh cắp) thông tin của người khác để thực hiện việc vay tiền nhưng không trả. Bạn đọc hãy tham khảo bài viết có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền dưới đây:
1. Thông tin cá nhân được hiểu như thế nào?
Thông tin cá nhân có thể coi là bí mật cá nhân cá nhân như bao gồm ít nhất một trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số CMND, số hộ chiếu,... được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015. Việc sử dụng thông tin liên quan đến bí mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó.
2. Có phải trả nợ khi bị đánh cắp thông tin để vay tiền?
Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay;
- Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, quan hệ vay tiền chỉ được hình thành khi có sự thỏa thuận giữa các bên là bên cho vay và bên vay về việc vay tiền, giao tiền cho vay, hạn trả nợ, lãi suất (nếu có).
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, trường hợp vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.
Như vậy, theo quy định này việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Do vậy, nếu một người bị giả mạo (Đánh cắp) thông tin như CMND, CCCD, số điện thoại,… để vay tiền. Nhưng trên thực tế người bị đánh cắp thông tin không hề vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bị lấy cắp thông tin phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.
3. Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì phải làm gì?
Trong trường hợp này, người bị đánh cắp thông tin có thể trình báo sự việc trên cho các cơ quan công an theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA được sửa đổi bởi Thông tư 129/2021/TT-BCA để được cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh sự việc cũng như đưa ra phương án xử lý với người lấy cắp thông tin:
- Công an xã, phường, thị trấn: Có nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;
- Công an điều tra cấp huyện: Có nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;
- Công an điều tra cấp tỉnh: Có nhiệm vụ điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có yếu tố nước ngoài,…
Trường hợp giấy tờ nhân thân như căn cước công dân, giấy phép lái xe máy, ô tô,... bị rơi, mất thì phải nhanh chóng thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc làm rơi, mất giấy tờ nhân thân của mình.
Trong trường hợp giấy tờ chứa thông tin cá nhân bị đánh rơi, mất thì phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
4. Xử phạt đối với hành vi lấy cắp thông tin cá nhân của người khác
4.1 Xử phạt hành chính
Hành vi sử dụng trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác sẽ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
- Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
- Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
Ngoài ra, người có hành vi lấy cắp thông tin, gây thiệt hại cho người khác còn phải thực hiện bồi thường thiệt hại theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
4.2 Bồi thường thiệt hại.
Nếu hành vi lấy thông tin của người khác khi không được phép và dùng để vay tiền gây thiệt hại cho người bị lấy cắp thông tin thì người vi phạm có thể phải bồi thường thiệt hại bởi khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định:
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Do đó, nếu hành vi lấy thông tin cá nhân để vay tiền gây thiệt hại cho người bị lấy thông tin thì tùy vào mức độ thiệt hại xảy ra, người này có thể yêu cầu người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Mức bồi thường, phương thức bồi thường… do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Hỏi đáp về có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Vì sao cần tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân? Tôi cảm ơn!
Các thông tin cá nhân sau khi được tiếp cận bởi doanh nghiệp, có thể trở thành nguồn dữ liệu có giá trị thương mại nhất thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá, tiếp thị và các hoạt động cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, doanh nghiệp muốn nắm bắt, thu thập, sử dụng, phân tích, khai thác TTCN của khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, ở một chiều cạnh khác, để bảo đảm cuộc sống riêng tư, sự tự do cần thiết trong đời sống thường nhật, nhìn chung, các cá nhân không muốn TTCN của mình bị lộ, lọt vào tay những người mà người có TTCN không biết họ sẽ sử dụng thông tin đó cho mục đích gì.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Phát hiện số CCCD/CMND của mình bị sử dụng trái phép cần phải làm gì? Tôi cảm ơn!
Khi nghi ngờ, có phát hiện số căn cước công dân/ chứng minh nhân của mình bị sử dụng trái phép để mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao trả sau, cần nhanh chóng liên hệ ngân hàng, nhà mạng để được hỗ trợ khóa tài khoản, thuê bao.
Dịch vụ về có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền:
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về có phải trả nợ nếu bị đánh cắp thông tin để vay tiền tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Huệ