• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hết sức cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học. Khách hàng cần biết thông tin về chiêu trò để tránh bị sập bẫy lừa đảo

  • Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học
  • Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học
  • Dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

      Không ít phụ huynh, học sinh vì thiếu tìm hiểu thông tin đã “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo, dẫn đến “tiền mất, tật mang”. Người dân hết sức cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học hiện nay.

1. Chiêu trò lừa đảo tư vấn du học là gì?

    Chiêu trò lừa đảo tư vấn du học là thủ đoạn lừa dối đưa ra thông tin không đúng sự thật để người khác tin đó là sự thật như có thể nhận được suất học bổng toàn phần để đi du học mà không phải trả chi phí trong quá trình học. Người lừa đảo dựa vào sự tin tưởng của bị hại sau đó họ thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học hiện nay

2. Nhận biết chiêu trò lừa đảo tư vấn du học

        Nếu có dự định du học qua các công ty, trung tâm tư vấn dịch vụ này thì khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ giấy phép, độ uy tín của các cơ sở này. Không nên nghe vào những lời quảng cáo rồi ký hợp đồng, chuyển tiền một cách nhanh chóng mà cần xem xét kỹ, nhất là các điều khoản trong hợp đồng. Không ít trường hợp các trung tâm kém chất lượng đã đưa vào hợp đồng các điều khoản bất lợi, thậm chí miễn trừ trách nhiệm của họ khi xảy ra sự cố đối với khách hàng.

  • Cam kết đỗ visa 100%

     Nắm bắt được tâm lý này của nhiều du học sinh mà có những trung tâm du học, văn phòng, cá nhân làm môi giới cam kết rằng sẽ đỗ visa 100%. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc thi đỗ visa không phải điều dễ dàng, bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo này. 

  • Cam kết tìm việc làm thêm, lương cao
  • Chi phí du học thấp

     Nhiều môi giới sử dụng chiêu trò đưa ra một mức chi phí du học Nhật Bản vô cùng hấp dẫn chỉ khoảng từ 100-150 triệu đồng. Tuy nhiên thực tế riêng tiền đóng học phí tại các trường đại học Nhật bản đã dao động từ 100-130 triệu/năm. Ngoài ra còn có các chi phí ký túc xá, tiền nhập học, tiền giáo trình, tiền học ngoại ngữ, tiền máy bay, tiền hồ sơ, tiền dịch vụ… Chi phí ít nhất cũng có thể rơi vào trên 200 triệu đồng. Chính vì thế những đơn  vị hay cá nhân nào đưa cho các bạn một con số nghe vẻ rất hời thì đừng vội tin tưởng hãy tham khảo thêm thông tin từ nhiều nguồn và các đơn vị khác nhau.

  • Đưa ra những dẫn chứng không có thực

     Để tạo lòng tin đối với các học sinh và gia đình học sinh thì nhiều trung tâm đưa ra những dẫn chứng cụ thể bằng việc những ai đã đi thành công, họ đã học tập và làm việc như thế nào tại Nhật. Tuy nhiên nhiều người đã mắc bẫy du học Nhật bản bị lừa bởi những kẻ môi giới vô lương tâm. 

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo tư vấn du học

3. Chiêu trò lừa đảo tư vấn du học bị xử lý thế nào?

      Hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác sẽ bị xử lý nghiêm teo quy định pháp luật. Tùy vào mức độ, tính chất hành vi lừa đảo, kẻ lừa đảo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

3.1 Xử phạt vi phạm hành chính

     Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021, phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng với hành vi: c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

     Theo đó, người nào dùng thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.

     Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp đối tượng vi phạm là người nước ngoài còn bị trục xuất khỏi Việt Nam.

3.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự      Đối tượng lừa đảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 với các khung hình phạt như sau:
 Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm Áp dụng đối với một trong các trường hợp:  Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng;  Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 50.000.000 đồng nhưng:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • ​Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

 Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

.......

4. Một số biện pháp cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học

     Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, nâng cao cảnh giác trước những chiêu trò của đối tượng lừa đảo qua mạng. Bạn cần phải chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo đồng thời lưu ý khi ký hợp đồng với các công ty tư vấn du học bạn cần phải chú ý như sau:

  • Chỉ tìm đến những trung tâm tư vấn du học có giấy phép hoạt động (bạn có thể yêu cầu các công ty này cho xem giấy phép);
  • Đọc kỹ hợp đồng, đảm bảo bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng cũng phải dễ hiểu, không mập mờ để tránh gặp vấn đề về khiếu nại khi phát sinh mâu thuẫn;
  • Không tin vào các lời hứa hẹn đỗ Visa 100%, hứa chi phí du học rẻ bất ngờ,..

5. Hỏi đáp về cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Hồ sơ tố giác về lừa đảo tư vấn du học bao gồm những loại giấy tờ gì? Tôi cảm ơn!

     Hồ sơ tố giác về hành vi lừa đảo tư vấn du học để chiếm đoạt tài sản gồm các loại giấy tờ sau:

 Đơn trình báo công an;

 Chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

 Giấy xác nhận thông tin cư trú của bị hại;

Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Viết đơn tố giác về hành vi lừa đảo tư vấn du học như nào? Tôi cảm ơn!

     Đơn tố giác về hành vi lừa đảo tư vấn du học phải ghi rõ các nội dung sau:

Ngày, tháng, năm tố giác;

Họ tên, địa chỉ của người tố giác, cách thức liên hệ với người tố cáo;

Hành vi vi phạm pháp luật bị tố giác;

Người bị tố giác và các thông tin khác có liên quan;

Người tố giác phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố giác.

Dịch vụ về cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về  cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về cảnh giác với chiêu trò lừa đảo tư vấn du học tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178