• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online hiện nay, nếu bạn gặp trường hợp lừa đảo này Hãy liên hệ ngay Luật Toàn Quốc

  • Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online
  • Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online
  • Dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

   CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO HẸN HÒ ONLINE

       Trong thời gian gần đây, lợi dụng nhu cầu kết bạn, hẹn hò online trên mạng xã hội ngày càng gia tăng, nhiều đối tượng tội phạm đã thực hiện hành vi lừa đảo với nhiều phương thức để chiếm đoạt tài sản của những người nhẹ dạ cả tin, đam mê sắc đẹp.

      Với thủ đoạn này, các đối tượng sẽ tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, tài khoản hẹn hò ảo trên các ứng dụng hẹn hò, tìm kiếm người yêu trực tuyến, như: Facebook Hẹn hò, Tinder, Badoo,...

       Luật Toàn Quốc đưa ra bài viết về cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online dưới đây.

1. Thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online được hiểu như thế nào?

      Thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online là thủ đoạn lừa dối đưa ra thông tin không đúng sự thật để người khác tin đó là sự thật, sau đó bọn lừa đảo thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền. Bọn lừa đảo đánh trúng vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.

Cảnh giác thủ đoạn hẹn hò online hiện nay

2. Dấu hiệu lừa đảo hẹn hò online

     Bạn có thể gặp các dấu hiệu khi lừa đảo hẹn hò online như sau:

  •   Thể hiện cảm xúc mãnh liệt chỉ trong thời gian rất ngắn.
  •   Nhanh chóng chuyển từ các trang web hoặc ứng dụng hẹn hò sang các kênh riêng tư.
  •   Kẻ lừa đảo hỏi rất nhiều câu về bản thân bạn. Điều này là vì càng biết nhiều về bạn, chúng càng dễ thao túng bạn.

     Câu chuyện của chúng không nhất quán. Những kẻ lừa đảo đôi khi hoạt động theo nhóm, trong đó những kẻ lừa đảo khác nhau cùng ẩn sau một danh tính. Vì vậy, hãy nghi ngờ nếu người bạn đang nói chuyện tỏ ra không nhất quán.

  • Chúng không để lại dấu vết trên mạng. Mặc dù có một số người không sử dụng mạng xã hội và cố gắng giảm thiểu lượng thông tin cá nhân về họ trên internet, nhưng bạn nên nghi ngờ khi không thể tìm được bất kỳ dấu vết nào của một ai đó trên mạng.
  • Không gọi điện video hoặc gặp mặt trực tiếp. Những người bị lừa thường nói rằng người nói chuyện với họ thường xuyên viện lý do tránh sử dụng camera. Lý do rõ ràng là chúng không giống với người trong ảnh đại diện. Chúng cũng muốn tránh bị nhận dạng để phòng ngừa việc bị theo dõi sau đó.
  • Mượn tiền để giải quyết khó khăn cá nhân - ví dụ: người thân bị bệnh hoặc công việc kinh doanh thất bại.

3. Một số biện pháp phòng tránh lừa đảo hẹn hò qua mạng

     Để phòng tránh lừa đảo tình ái, cần thận trọng với bất kỳ mối quan hệ trực tuyến nào phát triển quá nhanh. Dưới đây là 6 cách khác để phòng tránh lừa đảo khi hẹn hò online như sau:

  •  Khi sử dụng các trang mạng xã hội, không chấp nhận lời mời kết bạn từ những người mà bạn không biết.
  •  Tránh tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân trong hồ sơ hẹn hò hoặc tiết lộ cho người mà bạn chỉ trò chuyện trực tuyến.
  •  Không quá vội vàng. Đặt câu hỏi cho đối tượng tiềm năng và chú ý đến những điểm không nhất quán để có thể vạch mặt kẻ mạo danh.
  •  Sử dụng các trang web hẹn hò có uy tín và hãy sử dụng dịch vụ nhắn tin của các trang web này để giao tiếp. Những kẻ lừa đảo sẽ muốn bạn nhanh chóng chuyển sang nhắn tin, sử dụng mạng xã hội hoặc điện thoại, để chúng không để lại bằng chứng nào trên trang web hẹn hò về việc chúng vay mượn tiền của bạn.
  •  Đừng bao giờ đưa tiền cho người khác, trừ khi bạn cũng có mối quan hệ trực tiếp với họ.
  •  Để được an toàn khi hẹn hò trực tiếp với người khác, hãy cho bạn bè và người thân biết bạn sẽ ở đâu.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online

4. Người bị lừa đảo hẹn hò online cần làm gì?

     Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, hành vi lừa đảo qua mạng trở nên ngày càng phổ biến với các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, khó nhận biết. Người bị lừa đảo có thể tố giác hành vi lừa đảo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

     Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người bị hại cần làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

     Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:

  •   Đơn trình báo công an;
  •  CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
  •  Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
  •  Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,... có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).

     Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  •  Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  •  Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

     Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an.

5. Hỏi đáp về cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Lừa đảo hẹn hò online chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu có bị phạt tù không? Tôi cảm ơn!

      Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về lừa đảo hẹn hò online chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu thuộc các trường hợp sau:
     Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
     Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
     Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
    Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    Như vậy, lừa đảo hẹn hò online chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 có thể bị phạt tù.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: Quyền lợi của người bị lừa đảo là gì? Tôi cảm ơn!

     Theo Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như sau:      Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.     Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.    Theo đó, người bị lừa có quyền yêu cầu đòi lại tài sản, bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự và khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.      Tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Dịch vụ về cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online để lừa đảo và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về cảnh giác thủ đoạn lừa đảo hẹn hò online tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178