• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bạn đã gặp phải hình thức lừa đảo với công việc đơn giản nhưng thu nhập khủng, hết sức cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online

  • Cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online
  • Cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online
  • Dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CẢNH GIÁC CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO LÀM CỘNG TÁC VIÊN ONLINE

     Kiếm tiền online là hình thức phổ biến được nhiều người lựa chọn để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn nhiều vấn đề khó lường cụ thể là lừa đảo. Vậy có những hình thức lừa đảo kiếm tiền online nào?

     Hãy cùng điểm qua bài viết sau đây của chúng tôi để cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online rất phổ biến hiện nay.

1. Chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online được hiểu như thế nào?

     Chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online là thủ đoạn của bọn lừa đảo chủ yếu vẫn là nhắm đến những người cần việc, cả tin để tung ra những lời mời cộng tác và hoa hồng vô cùng hấp dẫn. Sau khi bị hại tin vào những thông tin của bọn lừa đảo đưa ra thì họ sẽ dùng thủ để chiếm đoạt số tiền mà các bị hại đã chuyển cho họ.

      Những bị hại hầu hết là phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm và sinh viên có nhu cầu kiếm thêm thu nhập. 

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online hiện nay

2. Nhận diện chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online.

     Sau khi trao đổi và người có nhu cầu tìm việc làm liên hệ, các đối tượng lừa đảo hướng dẫn cộng tác viên thực hiện đặt mua hàng online để tăng tương tác cho các gian hàng. Đặc biệt, các đối tượng lừa đảo yêu cầu cộng tác viên phải có tài khoản ngân hàng để thanh toán đơn hàng trước, với hứa hẹn sau đó sẽ được nhận lại tiền gốc cộng thêm chiết khấu hoa hồng.

     Đối tượng lừa đảo gửi cho nạn nhân đường link sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… có giá trị từ vài trăm nghìn, vài triệu đồng cho tới vài chục triệu đồng và yêu cầu cộng tác viên thực hiện các bước gồm: Xác thực đơn hàng, chuyển tiền vào tài khoản công ty.

     Ở những nhiệm vụ đầu tiên, với các đơn hàng có giá trị nhỏ, cộng tác viên sẽ được hoàn tiền hàng và hoa hồng về tài khoản ngân hàng.

    Quá trình trên tiếp diễn cho đến khi cộng tác viên làm nhiệm vụ với những đơn hàng có giá trị cao (vài chục triệu đồng) và không còn khả năng chuyển tiền. Lúc này, đối tượng lừa đảo lấy lý do công ty đang bảo trì hệ thống hoặc các lý do khác để từ chối không gửi lại tiền hàng và tiền hoa hồng cho cộng tác viên, đồng thời yêu cầu cộng tác viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

     Cộng tác viên tiếp tục được hứa hẹn sẽ nhận tiền gốc và hoa hồng hoặc bị chặn đầu mối liên hệ, khi đó nạn nhân mới nhận ra mình đã bị lừa đảo.

3. Bị lừa đảo chuyển tiền làm cộng tác viên có cách nào đòi lại tiền không?

     Người bị hại rất khó để tự mình đòi lại tiền từ những kẻ lừa đảo. Vì vậy, ngay sau khi biết mình bị lừa, người bị hại nên tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.

     Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn trình báo công an;
  • Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

    Nếu đến trực tiếp trụ sở Công an tố cáo, người bị hại mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

     Ngoài ra, người bị hại cũng có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an địa phương.

     Sau khi tiếp nhận tố giác và điều tra, nếu tìm được kẻ lừa đảo, cơ quan chức năng sẽ xử lý thích đáng và tìm cách trả lại tiền cho người bị lừa đảo.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên

4. Một số biện pháp phòng tránh lừa đảo qua mạng

     Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, đồng thời nâng cao cảnh giác trước những chiêu trò của đối tượng lừa đảo qua mạng, bạn cần phải chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo đồng thời lưu ý một số biện pháp phòng tránh lừa đảo qua mạng sau đây:

  • Khuyến cáo không cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc đăng tải lên mạng xã hội;
  • Không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì;
  • Không cung cấp tên đăng nhập (username), mật khẩu truy cập/mã PIN Internet banking, mã OTP cho người khác, ngay cả khi nhận được yêu cầu từ nhân viên ngân hàng;
  • Không nhập tên đăng nhập, mật khẩu truy cập/mã PIN Internet banking, mã OTP, số tài khoản…của mình vào trang web hoặc liên kết lạ khác với những trang web chính thống của ngân hàng đã và đang sử dụng;
  • Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội, kể là của người thân, bạn bè;
  • Trước khi chuyển tiền cho người thân hoặc bạn bè, cần gọi điện thoại cho người đó trước, xác nhận lại nội dung chuyển tiền. Cần gọi điện cho người đó trước để xác nhận nội dung chuyển tiền;
  • Cẩn trọng với các cuộc điện thoại từ số máy lạ, đặc biệt là các số máy có đầu số từ nước ngoài;
  • Không mua, bán, cho mượn Giấy chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát.
  • Không tin vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng;
  • Tuyệt đối không được sử dụng số tiền “chuyển nhầm” vào việc chi tiêu cá nhân, chỉ nên làm việc và liên lạc với ngân hàng để giải quyết vấn đề;

5. Hỏi đáp về cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online:

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: Gửi đơn tố cáo lừa đảo làm cộng tác viên online chiếm đoạt tài sản tới đâu? Tôi cảm ơn!

     Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm gồm:

  •  Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm;

    Bạn có thể đến tố giác hoặc gửi đơn đến các cơ quan trên.

Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: tố giác hành vi lừa đảo làm cộng tác viên online bằng thư điện tử được không? Tôi cảm ơn!

     Có rất nhiều cách để tố giác tội phạm khác nhau như:
 Công an cấp phường/xã, công an cấp quận/huyện.
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.
     Và cùng với sự phát triển của xã hội, người dân có thể tố giác tội phạm thông qua thư điện tử tại:
 Website trực tuyến của công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương;
 Fanpage Facebook của công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương;
 Zalo công an phường/xã, công an cấp quận/huyện/tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương;
 Hoặc đơn giản hơn là bạn báo qua tin nhắn với công an quản lý khu vực của bạn trên Zalo, Facebook;

    Như vậy, người dân có thể tố giác hành vi lừa đảo làm cộng tác viên online bằng thư điện tử được.

Dịch vụ về cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về cảnh giác chiêu trò lừa đảo làm cộng tác viên online tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Nguyễn Huệ

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178