• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo...Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung...Phụ cấp thâm niên nhà giáo...Quy đổi hệ số phần trăm vượt khung...

  • Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo

Câu hỏi về phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo:

     Hiện nay tôi là giáo viên THPT với hệ số lương là 4,98, phụ cấp chức vụ là 0,25 (Tổ trưởng CM) và thâm niên vượt khung là 12%. Nhà trường tính hệ số phần trăm vượt khung của tôi là 0,6. Tôi muốn hỏi quý vị là:

     1) Cách tính hệ số phần trăm vượt khung như thế nào?
     2) Trường tôi họ tính như thế đúng hay sai?

     Tôi xin trân trọng cám ơn quý vị và rất mong sớm được hồi âm. 

Câu trả lời về phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo như sau:

1. Cơ sở pháp lý về phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo

2. Nội dung tư vấn về phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo

2.1. Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung

     Phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại khoản 1 điều 6 nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

     "1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:

     áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 , đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

     a) Mức phụ cấp như sau:

     a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

     a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

     b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.

     c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội."

     Hiện tại, hệ số lương của bạn là 4.98, thuộc mức lương của viên chức ngạch A1. Căn cứ vào quy định trên, bạn có thể xem xét việc nhà trường tính mức phụ cấp thâm niên vượt khung là 12% là chính xác hay chưa. [caption id="attachment_139953" align="aligncenter" width="351"]Phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo Phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo[/caption]

2.2. Phụ cấp thâm niên nhà giáo

     Phụ cấp thâm niên nhà giáo hay cách gọi khác là phụ cấp thâm niên nghề là mức phụ cấp được tính căn cứ vào số năm làm việc, giảng dạy của nhà giáo. Theo khoản 3 điều nghị định 54/2011/NĐ-CP thì:

     "Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

     Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp."

     Như vậy, việc quy đổi phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung ra hệ số mục đích duy nhất là để tính phụ cấp thâm niên nhà giáo. Hiện nay, không có quy định pháp luật hướng dẫn cách quy đổi. Việc quy đổi ra hệ số được thực hiện theo công thức: hệ số lương x tỉ lệ phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung.

     Trong trường hợp của bạn, hệ số lương là 4.98; tỉ lệ phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung là 12%. Hệ số khi quy đổi  sẽ bằng 4.98 x 12% = 0.5976, xấp xỉ 0.6. Như vậy, trường học của bạn khi quy đổi tỉ lệ phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung (12%)  ra hệ số 0.6  là chính xác.

     Khi tính tiền phụ cấp thâm niên vượt khung, nhà trường vẫn sẽ giữ nguyên tỉ lệ phần trăm phụ cấp để tính cho bạn. Cụ thể hệ số lương của bạn là 4.98, mức lương cơ sở hiện tại là 1 triệu 390 ngàn, tỉ lệ phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung là 12%. Số tiền phụ cấp thâm niên vượt khung bạn nhận được là 4.98 x 1 triệu 390 ngàn x 12% = 830.664 ngàn đồng, giống với số tiền nhà trường tính cho bạn. 

     Tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500