Cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc theo quy định pháp luật
14:21 15/03/2018
cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc như sau: Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc và phải có kích thước lớn nhất so với [...]

Cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc theo quy định pháp luật
Cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc
Hỏi đáp luật lao động
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc
Kiến thức của bạn:
- Cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 01/2018/TT-BYT ghi nhãn thuốc nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Nội dung tư vấn về cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc
Điều 14 Thông tư 01/2018/TT-BYT ghi nhãn thuốc nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc quy định cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc như sau:
Thứ nhất: Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc và phải có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Thứ hai: Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc được ghi theo gốc chữ cái La tinh và có thể ghi thêm số viết dưới dạng chữ số, chữ số La Mã hoặc một số ký hiệu khác ghi theo bảng chữ cái Hy Lạp (ví dụ: alpha, beta).
Thứ ba: Tên thuốc được ghi theo tên thương mại hoặc theo tên chung quốc tế. Đối với thuốc cổ truyền thuộc Danh mục thuốc cổ truyền được Bộ Y tế công nhận thì có thể ghi theo tên thương mại hoặc theo tên bài thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận, trừ vị thuốc cổ truyền. Tên thương mại của thuốc phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
- Không có tính chất quảng cáo;
- Không gây hiểu lầm về thành phần, xuất xứ của thuốc. Trường hợp thuốc có nhiều thành phần dược chất, dược liệu thì không được sử dụng tên của từng thành phần để đặt tên thuốc;
- Không gây hiểu lầm hoặc mang tính chất mô tả quá mức về tác dụng, hiệu quả, chỉ định của thuốc;
- Không vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống của Việt Nam;
- Không gây xung đột với các đối tượng sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác đang được bảo hộ;
- Không trùng hoặc tương tự với tên thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành của cơ sở đăng ký khác;
- Không được đặt tên thuốc giống nhau nếu thuốc có thành phần hoạt chất khác nhau;
- Không được đặt tên thuốc khác nhau trong trường hợp thuốc có cùng tất cả các tiêu chí sau: hoạt chất, dược liệu, dạng bào chế, đường dùng, nồng độ, hàm lượng và nhà sản xuất. Quy định này không áp dụng với thuốc sản xuất gia công và thuốc gia công này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về gia công sản xuất thuốc;
- Đối với thuốc có cùng tên thuốc, cùng nhà sản xuất, cùng dạng bào chế, cùng hoạt chất nhưng có nhiều hàm lượng, nồng độ khác nhau thì tên thuốc có thể ghi kèm theo hàm lượng, nồng độ tương ứng ngay cạnh tên thuốc để nhận biết và phân biệt.[caption id="attachment_78714" align="aligncenter" width="450"]
Cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc[/caption]
Thứ tư: Tên nguyên liệu làm thuốc (trừ dược liệu, bán thành phẩm thuốc) được ghi theo cách ghi tá dược chất, tá dược.
Thứ năm: Tên vị thuốc cổ truyền được ghi theo tên của dược liệu theo quy định cách ghi tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền và thêm cụm từ “vị thuốc cổ truyền” vào trước tên tiếng Việt của dược liệu.
Thứ sáu: Tên dược liệu được ghi theo cách ghi tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
Thứ bảy: Tên của bán thành phẩm dược liệu được ghi theo cách ghi tên cao dược liệu, loại cao và công thức cao dược liệu và cách ghi tên bán thành phẩm dược liệu (trừ cao dược liệu) trong công thức thuốc.
Thứ tám: Tên của bán thành phẩm thuốc (trừ bán thành phẩm dược liệu) được ghi theo cách ghi tên bán thành thuốc (trừ bán thành phẩm dược liệu) trong công thức thuốc.
Để được tư vấn vấn chi tiết về cách ghi tên thuốc trên nhãn thuốc quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.
Xin chân thành cảm ơn.