• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lí kỷ luật công chức, viên chức...Các trường hợp xử lí kỉ luật... Khiếu nại quyết định xử lí kỷ luật công... Khiếu nại quyết định xử lí kỷ luật viên...

  • Các trường hợp xử lí kỷ luật công chức, viên chức - Luật Toàn Quốc
  • Xử lí kỷ luật công chức, viên chức
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Xử lí kỷ luật công chức, viên chức

Câu hỏi về xử lí kỷ luật công chức, viên chức: 

     Trong kỳ thi tuyển viên chức ở địa phương, tôi là thành viên của hội đồng thi tuyển và được phân công làm đề thi có sự giám sát của công an. Kết quả kỳ thi có những người thân của tôi được trúng tuyển, trong đó một cháu có học lực không tốt nhưng đạt với điểm số cao.

     Sau khi công bố kết quả, có một số đơn tố cáo nặc danh gửi đến cơ quan chức năng cho rằng tôi giúp đỡ không trong sáng cho những người thân. Cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ và xác định tôi không sai trái trong việc này.

     Tuy nhiên, các cấp lãnh đạo lại cho rằng tôi có dư luận xấu, gây bức xúc nên phải xử lý luật tôi để xoa dịu dư luận.

     Từ sự việc nêu trên, xin phép được hỏi: Xử lý kỷ luật theo dư luận thì có đúng không? Trong khi hội đồng thi có nhiều thiếu sót, sai phạm nhưng không ai bị xử lý mà chỉ tập trung vào tôi. Tôi cần phải làm gì trong trường hợp này?

     Kính mong được sự tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về xử lí kỷ luật công chức, viên chức

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử lí kỷ luật công chức, viên chức, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử lí kỷ luật công chức, viên chức như sau:

1. Cơ sở pháp lý về xử lí kỷ luật công chức, viên chức

2. Nội dung tư vấn về xử lí kỷ luật công chức, viên chức

2.1. Các trường hợp xử lí kỉ luật công chức, viên chức

     Do bạn không đề cập rõ bạn hiện đang là công chức hay viên chức nên chúng tôi chia làm 2 trường hợp sau

  • Trường hợp 1: Xử lí kỷ luật công chức

     Các hành vi bị xử lí kỷ luật đối với viên chức được quy định tại điều 3 nghị định 34/2011/NĐ-CP bao gồm:

     "1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

     2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

     3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

  • Trường hợp 2: Xử lí kỷ luật viên chức

     Các trường hợp xử lí kỷ luật được quy định tại điều 4 nghị định 27/2012/NĐ-CP như sau:

     "Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

     1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;

     2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;

     3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

     4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

     Như vậy, dù bạn là công chức hay viên chức thì trong xử lí kỷ luật công chức, viên chức, không có bất cứ trường hợp nào liên quan đến việc xử lí kỷ luật vì lí do xoa dịu dư luận xã hội. Nếu như bạn vẫn hoàn thành đúng những trọng trách, nghĩa vụ mà một người công chức, viên chức phải làm, thì các cấp lãnh đạo cấp trên không thể lấy lí do xoa dịu dư luận để xử lí kỷ luật bạn. [caption id="attachment_139850" align="aligncenter" width="355"]Xử lí kỷ luật công chức, viên chức Xử lí kỷ luật công chức, viên chức[/caption]

2.2. Khiếu nại quyết định xử lí kỷ luật công chức

     Nếu như bạn là công chức và đã bị xử lí kỉ luật, bạn không đồng ý với quyết định xử lí kỉ luật đó, bạn có thể thực hiện việc khiếu nại quyết định xử lí kỷ luật đó theo quy định tại chương 4 Luật Khiếu nại 2011.

    Theo điều 48 Luật Khiếu nại 2011 thì "Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật". 

     Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bạn nhận được quyết định kỷ luật, bạn có quyền viết đơn khiếu nại gửi đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức (người ra quyết định kỷ luật). Trong đơn ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì không quá 45 ngày.

     Hết thời hạn trên, nếu như bạn không nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 1, hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1, bạn có thể thực hiện việc khiếu nại lần 2 đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 giống như lần 1.

     Nếu như bạn là viên chức, bạn cũng có thể thực hiện thủ tục khiếu nại quyết định kỉ luật bằng cách gửi đơn khiếu nại với những nội dung như trên đến người ra quyết định xử lí kỷ luật để họ xem xét lại quyết định của mình. 

     Tham khảo thêm bài viết:

      Để được tư vấn chi tiết về Xử lí kỷ luật công chức, viên chức, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178