Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định
10:34 28/12/2020
Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (gọi tắt là xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu) theo quy dịnh của pháp luật...
- Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định
- xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Dịch vụ nổi bật
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, công ty tôi có nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đang sử dụng. Qua điều tra, chúng tôi phát hiện có một số đối tượng đang sử dụng các dấu hiệu gần giống với nhãn hiệu của chúng tôi. Phía chúng tôi cũng đã có đầy đủ căn cứ để kết luận đây là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Bước tiếp theo chúng tôi muốn áp dụng các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật cho hành vi xâm phạm trên. Rất mong được luật sư tư vấn phương án xử lý tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn !
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (Gọi tắt là hành vi xâm phạm nhãn hiệu):
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Theo điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:
Điều 198. Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, Chủ thể quyền nhãn hiệu có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền nhãn hiệu của mình khi có hành vi xâm phạm:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2.1. Áp dụng biện pháp công nghệ ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Bao gồm những giải pháp cụ thể nào?
- Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về nhãn hiệu lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm
- Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
2.2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
- Thực hiện bằng cách nào?
Thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Thông báo gồm các nội dung:
- Chỉ dẫn về căn cứ phát sinh
- Văn bằng bảo hộ
- Phạm vi, thời hạn bảo hộ
- Ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
2.3. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Điều kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu bao gồm:-
Thứ nhất: Phải có đơn yêu cầu xử lý vi phạm
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
- Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
- Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
- Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có).
- Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
- Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
- Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
-
Thứ hai: Phải có tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
- Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền với nhãn hiệu. Cụ thể chứng cứ ở đây là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
- Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
- Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
- Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
- Các Tài liệu, hiện vật trên phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
- Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình;
- Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
2.4. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ tại Tòa án có thẩm quyền xử lý.
Như vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay, để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (gọi tắt là hành vi xâm phạm nhãn hiệu), chủ sở hữu nhãn hiệu có rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Trong đó, với mỗi giải pháp có những yêu cầu cụ thể về cách thức thực hiện.
3. Tình huống tham khảo:
Xin chào luật sư! hiện nay tôi có một nhãn hiệu sử dụng cho việc kinh doanh nhà hàng của mình. Tuy nhiên tôi chưa biết cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? Luật sư có thể tư vấn giúp tôi không? Xin chân thành cảm ơn!
- Người nộp hồ sơ có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến hoặc nộp trực tiếp
- Nộp trực tuyến: Thông qua Hệ thống tiếp nhận Đơn của Cục sở hữu trí tuệ
- Nộp trực tiếp tại các điểm tiếp nhận hồ sơ ở: Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, Chi nhánh tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
- Các vấn đề có liên quan sau khi nộp hồ sơ:
- Nộp các khoản phí, lệ phí còn lại khi được Cục sở hữu trí tuệ thông báo
- Sửa chữa, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu
- Khiếu nại khi Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối đơn đăng ký hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ (nếu như người nộp hồ sơ thấy không đúng quy định)
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu:
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về căn cứ, chứng cứ, trình tự, thủ tục xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu tại địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu như sau: soạn thảo hồ sơ, giấy tờ, thu thập chứng cứ cho hành vi xâm phạm nhãn hiệu; thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục để buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, yêu cầu bồi thường cũng như những vấn đề khác mà khách hàng có yêu cầu, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu, khởi kiện ra tòa án nhân dân,...
Chuyên viên: Tiến Anh