• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ gồm các quy định như sau

  • Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
  • Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN
  • Văn bản luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN

      Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN quy định về việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ,.... Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN có hiệu lực áp dụng từ ngày 31/12/2014

       Dưới đây là nội dung Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN.

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/VBHN-BKHCN Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2011.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,1 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh2

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hành vi xâm phạm” là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. “Xử lý hành vi xâm phạm” là xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. “Người xâm phạm” là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

4. “Yếu tố” là sản phẩm, quy trình hoặc là một phần, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình.

5. “Yếu tố xâm phạm” là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm.

6. “Hành vi bị xem xét” là hành vi bị nghi ngờ là hành vi xâm phạm và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận có phải là hành vi xâm phạm hay không.

7. “Đối tượng bị xem xét” là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không.

8. “Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm” dùng để chỉ đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm.

Điều 4. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tùy theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây:

1. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

3. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Chương II

XÁC ĐỊNH HÀNH VI, TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ XÂM PHẠM, XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

Mục 1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH HÀNH VI, TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ XÂM PHẠM

Điều 5. Xác định hành vi xâm phạm

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:

1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Điều 6. Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ

1. Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Đối với các loại quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.

...........

 ==>> Tải toàn văn Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN tại đây:03-VBHN-BKHCN

  Kết luận: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN là cơ sở quan trọng khi kịp thời cập nhật những thay đổi của các quy định pháp luật. Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN mang giá trị tham khảo để người tim hiểu, tra cứu thông tin được thuận tiện. Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN  quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Tiến Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178