• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý tài sản gắn liền với đất bị thế chấp mà không có thỏa thuận theo Nghị định 11/2012, quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 27 về “Đầu tư vào tài sản ...

  • Xử lý tài sản gắn liền với đất bị thế chấp mà không có thỏa thuận
  • Xử lý tài sản gắn liền với đất bị thế chấp mà không có thỏa thuận
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI  ĐẤT BỊ THẾ CHẤP MÀ KHÔNG CÓ THỎA THUẬN

Câu hỏi của bạn:

     Tôi đã thế chấp QSDĐ để vay vốn ngân hàng, sau đó xây dựng trên đất đó một ngôi nhà bốn tầng mà không ký kết với ngân hàng hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thế chấp thêm ngôi nhà mới xây, trong trường hợp tôi không trả được nợ vay và bị ngân hàng xử lý tài sản thế chấp thì ngôi nhà của tôi có  bị xử lý không?

Câu trả lời của Luật sư:

        Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

     Căn cứ pháp lý:

     Nội dung tư vấn:

     Theo khoản 7 điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP:

"7. Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm."

     Việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp này được thực hiện theo Nghị định 11/2012/NĐ-CP, quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 27 về “Đầu tư vào tài sản thế chấp” và khoản 3 Điều 68 về “Xử lý tài sản bảo đảm là QSDĐ, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý”.

     Theo đó, có hai trường hợp xảy ra:

  • Nếu ông là chủ sở hữu của ngôi nhà bốn tầng mới xây:

         Do ngôi nhà của ông là tài sản gắn liền với thửa đất đã thế chấp, không thể tách rời ra khỏi thửa đất nên khi phải xử lý tài sản thế chấp thì ngân hàng có quyền xử lý cả thửa đất và ngôi nhà bốn tầng đó.

         Khi xử lý tài sản, ông và ngân hàng có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị QSDĐ và giá trị ngôi nhà trên đất.

         Ông sẽ được ưu tiên thanh toán lại phần giá trị của ngôi nhà này, trừ trường họp có thỏa thuận khác với ngân hàng.

  • Nếu ông không là chủ sở hữu của ngôi nhà bốn tầng mới xâỵ mà người khác mới là chủ sở hữu của ngôi nhà đó theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp:

         Ngân hàng chỉ được xử lý QSDĐ để thu hồi nợ, không xử lý ngôi nhà. Người chủ sở hữu ngôi nhà đó được tiếp tục sử dụng ngôi nhà theo thỏa thuận giữa ông và người chủ sở hữu ngôi nhà, trừ trường hợp ông và người đó có thỏa thuận khác.

         Người nhận chuyển nhượng QSDĐ sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông được quy định trong thỏa thuận giữa ông và người chủ sở hữu ngôi nhà trên thửa đất mà họ nhận chuyển nhượng.

         Khi xử lý tài sản thế chấp, nếu ngân hàng và bên thế chấp thống nhất với nhau về phương thức xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ, tài sản gắn liền với đất thì thực hiện xử lý theo phương thức đã thỏa thuận.

         Nếu không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 163/2006 về “Xử lý tài sản bảo đảm là QSDĐ, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý”, QSDĐ, tài sản gắn liền với đất sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.

     Trân trọng./.                                  

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178