Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì theo quy định của pháp luật?
16:40 29/07/2017
Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì, Như vậy theo quy đinh của pháp luật nếu trong trường hợp bạn của bạn vay tiền để chi dùng...
- Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì theo quy định của pháp luật?
- Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì?
Kiến thức của bạn:
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì?
1. Quy định chung về việc vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì?
a. Cô bạn bạn đã bỏ đi khỏi địa phương, chồng cô ấy có trách nhiệm phải trả nợ cho bạn hay không ?
Luật hôn nhân và gia đinh năm 2014 quy định về nghĩa vụ chung của vợ chồng như sau:
Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
"Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan"
Như vậy theo quy đinh của pháp luật nếu trong trường hợp bạn của bạn vay tiền để kinh doanh tạo lợi nhuận chi dùng cho cuộc sống gia đình thì chồng của bạn ấy phải có nghĩa vụ đối với khoản vay này. Trong trường hợp các khoản vay trên không dùng cho mục đích chung của gia đình mà kinh doanh riêng hay bạn ấy lại chi dùng cho cuộc sống cá nhân thì chồng của bạn ấy không có nghĩa vụ trả nợ số tiền trên
b. Cô ấy có bị lệnh truy nã không
Điều 160. Tạm đình chỉ điều tra
"1. Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra. Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì chỉ tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra.
Trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra thì tạm đình chỉ điều tra và việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
Nếu không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra
2. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bị hại"
Như vậy theo quy định trên cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể ra quyết định truy nã khi tư cách tham gia tố tụng của người đó là bị cạn hoặc bị cáo. Tức là người đó đã bị ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hơn thế nữa Cơ quan điều tra chỉ ra quyết định truy nã khi đã áp dụng mọi biện pháp tiền kiến mà không có kết quả.
Hiện tại Cơ quan điều tra mới đang tiến hành điều tra xác minh vụ việc sự việc do vậy tư cách tham gia tố tụng của chị bạn của bạn mới chỉ xác định là người bị trình báo và Cơ quan điều tra chưa tiến hành đầy đủ mọi biện pháp tìm kiếm. Do vậy hiện tại chưa thể truy nã được chị bạn của bạn.
Lưu ý: Nếu trong quá trình điều tra xác minh tội phạm Cơ quan có thẩm quyền thấy có dấu hiệu tội phạm và họ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Lúc này thì tư các tham gia tố tụng của chị bạn của bạn sẽ được xác định là bị can và lúc này sẽ có thể có thể tiến hành truy theo đúng quy định của pháp luật. [caption id="attachment_43268" align="aligncenter" width="409"] Vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì theo quy định của pháp luật[/caption]
c. Nếu không tìm được cô ấy tôi có khả năng lấy lại được số tiền đã cho mượn không và bằng cách nào
Như đã phân tích ở trên. Nếu như trong trường hợp chị bạn của bạn vay tiền để kinh doanh riêng hay để dùng cho mục đích cá nhân mà không phải kinh doanh cho mục đích phát triển gia đình thì bạn chỉ có thể yêu cầu chị bạn của bạn chả số nợ đó. Trong trường hợp cô bạn của bạn không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì bạn phải đợi đế khi cô bạn đó có tài sản. Nói cách khác trong trường hợp này bạn chỉ có thể lấy được nợ khi cô bạn của bạn có tài sản để thực hiện nghĩa vụ đó
Trong trường hợp số tiền đã vay dùng để kinh doanh nhằm phát triển gia đình ( tạo ra tài sản chung cho gia đình hay để chi dùng cho gia đình) thì bạn có quyền yêu cầu cả vợ và chồng liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý bạn cũng chỉ có thể lấy lại tài sản của mình khi một bên vợ hoặc một bên chồng còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ đó
Lưu ý: cũng cần phải nói thêm bạn và cô bạn của bạ có thỏa thuận mức lãi xuất là 7-9%. Tuy nhiên lại không nói rõ đó là lãi xuất trên tháng hay trên năm. Do vậy trong trường hợp mức lãi xuấ 7-9%/năm thì đây là mức lãi xuất hợp pháp. Trong trường hợp mức lãi xuất căn bên thỏa thuận là 7-9%/tháng thì sẽ được xử lý như sau: Theo quy định của BLDS năm 2015 có quy định lãi xuất các bên thỏa thuận không được vượt 20%/năm như vậy lãi xuất hàng tháng các bên thỏa thuận không được vượt quá 1,66%/tháng. Trong trường hợp lãi xuất vượt quá thì phần quá sẽ không có hiệu lực
d.Tờ bìa đỏ cô ấy đã mượn lại cơ quan pháp quyền sẽ xử lý ra sao, tôi có đòi lại được không
Trong phần câu hỏi của bạn, bạn nói rằng 2 quấn sổ đỏ người ta đưa cho bạn chỉ là để làm tin chứ không phải dùng để thực hiện biện pháp bảo đảm. Mặt khác 1 trong 2 quấn sổ trên không phải là tài sản của cô ấy mà là tài sản của họ hàng nhà cô ấy
Điều 295. Tài sản bảo đảm
"1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm"
Như vậy theo quy định của pháp luật tài sản dùng để bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Do đó quấn sổ đỏ mang tên họ hàng nhà cô ấy sẽ không được xem là tài sản dùng để bảo đảm
Mặc khác việc như đã nói ở trên việc bạn của bạn đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn chỉ để làm tin mà không phải để bảo đảm do vậy bạn không thể yêu cầu bên chồng cô ấy phải sử lý tài sản bảo đảm này cho bạn.
e. Sự việc đã xảy ra được ba tháng rồi vậy tôi còn phải chờ đợi đến bao lâu nữa để đòi được nợ
Để trả lời câu hỏi này của bạn cần phải có thêm các thông tin khác. Tuy nhiên để giải quyết bất kì sự việc nào đều cần phải tuân theo các trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật mới có thể giải quyết được
2. Quy định về việc vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì?
Với hành vi mà bạn đưa ra bạn của bạn đã vay 1.200.000.000 VNĐ rồi sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đã vay. Với hành vi trên rất có thể của cô bạn của bạn sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Để được tư vấn chi tiết về vay tiền rồi bỏ trốn phạm tội gì, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Liên kết ngoài tham khảo: