• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...Chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc....cơ cấu tổ chức công ty cổ phần...

  • Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp

Câu hỏi của bạn về tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp: 

     Xin luật sư! Tôi có một vài câu hỏi muốn luật sư giải đáp:

     Ông X từ Công ty V (quốc tịch nước ngoài) muốn tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu quản lý một công ty cổ phần A tại Việt Nam. Ông X chia sẻ rằng V nắm 60% vốn điều lệ và cá nhân (tổ chức) khác Việt Nam nắm 40% vốn điều lệ của công ty A. Khi thành lập Ông X được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền quản lý vốn của V trong công ty A. Thỏa thuận giữa các cổ đông là V nắm 3 trên 5 thành viên hội đồng quản trị, trong đó ông X làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Tôi có muốn vài câu hỏi như sau:

     1. Theo pháp luật Việt Nam, các chức danh đại diện theo pháp luật, chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc khác nhau như thế nào? Ông X nên nắm thêm những vị trí nào thì V có lợi nhất?

     2. Nếu ông X giữ chức danh đại diện theo pháp luật kiêm chủ tịch hội đồng quản trị thì Công ty có phải đề nghị cấp giấy phép lao động cho ông X không? Tư vấn điều kiện và thủ tục

     3. Công ty sẽ tuyển và bổ nhiệm một kế toán trưởng người Việt Nam chịu trách nhiệm chung về chế độ kế toán và tài chính cho công ty. Ông muốn được tư vấn các điều kiện và thủ tục để Công ty có thể tuyển một kế toán trưởng theo quy định của pháp luật

     Mong sớm nhận được phản hồi từ luật sư!

Câu trả lời của luật sư về tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp:

     Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp như sau:

1. Căn cứ pháp lý về tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp

2. Nội dung tư vấn về tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp

     Quản trị nội bộ là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp, nhất là đối với loại hình công ty cổ phần. Bao gồm cách cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp, việc phân chia quyền lực trong doanh nghiệp với mục đích bảo đảm quyền lợi của các nhóm người tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp như cổ đông, người quản lý,...Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_196227" align="aligncenter" width="345"] Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp[/caption]

2.1. Phân biệt một số chức danh trong công ty cổ phần

     Thứ nhất, về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định tại luật doanh nghiệp 2014 như sau:

Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. ......................................

     Ngoài ra, theo khoản 2 điều 134 luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định: 

"Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty."

     Nội dung quy định về chủ tịch hội đồng quản trị được nêu tại điều 152 luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể:

Điều 152. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

2. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;

d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

5. Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Thư ký công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp;

b) Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;

c) Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty;

d) Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông;

đ) Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty. 6. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị.

     Ngoài ra, điều 157 luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định về Tổng Giám đốc như sau:

Điều 157. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

g) Tuyển dụng lao động; h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

     Căn cứ theo các quy định trên ta thấy, người đại diện theo pháp luật là vị trí chỉ chung cho người đại diện (thay mặt) cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp như thay mặt công ty ký kết các hợp đồng, đại diện công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án,...Theo đó, người đại diện theo doanh nghiệp sẽ gắn liền với một chức danh cụ thể. Đối với công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Về điểm khác nhau cơ bản giữa chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc:

     - Thứ nhất, Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu từ một trong các thành viên HĐQT trong khi Tổng Giám đốc cũng được bầu từ HĐQT nhưng cũng có thể đi thuê.

     - Thứ hai, Chủ tịch HĐQT có thẩm quyền chung trong việc điều hành hoạt động của HĐQT và làm chủ tọa họp ĐHĐCĐ giúp đảm bảo tính hiệu quả của HĐQT để đưa ra các phương hướng, chiến lược hoạt động hiệu quả. Còn Tổng giám đốc đóng một vai trò quan trọng, trung tâm trong quá trình thực hiện việc quản lý, điều hành công ty. Chủ sở hữu và Hội đồng quản trị ra các quyết định trong quá trình quản lý, các quyết định này muốn đi vào thực tế cần phải được Tổng giám đốc tổ chức thực hiện.

     Như vậy, để V nắm được quyền quản lý, điều hành tối đa trong công ty cổ phần A thì ông X cần nắm giữ cả chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị Kiêm Tổng Giám đốc công ty và phải được ghi nhận tại Điều lệ công ty. [caption id="attachment_196228" align="aligncenter" width="500"] Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp[/caption]

2.2. Về Cấp giấy phép lao động

     Khoản 1 điều 7 nghị định 11/2016/NĐ-CP đã quy định về trường hợp người lao động nước ngoài không phải cấp giấy phép lao động như sau:

+ Người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 172 của Bộ luật Lao động.

     Theo đó, Điều 172 Bộ luật lao động quy định:

Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

......................................................

     Như đã phân tích ở trên, chủ tịch HĐQT được bầu trong số thành viên HĐQT. Do đó, nếu ông X giữ chức danh Chủ tịch HĐQT trong công ty A thì không thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động.

2.3. Điều kiện làm kế toán trưởng doanh nghiệp

     Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng như sau:

Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán

1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng...

     Theo đó, kế toán trưởng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

     - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

     - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

     - Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng

     - Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

     - Đồng thời phải không thuộc các trường hợp sau:

  • Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

     Như vậy: Để V nắm được quyền quản lý, điều hành tối đa trong công ty cổ phần A thì ông X cần nắm giữ cả chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị Kiêm Tổng Giám đốc công ty. Đồng thời, ông X không phải xin cấp giấy phép lao động và công ty A hoàn toàn có thể tuyển dụng kế toán trưởng nếu người đó đáp ứng đủ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định.

     Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 19006500  để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178