• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện để góp vốn vào doanh nghiệp, cách định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, các loại tài sản được góp vốn vào công ty....

  • Các vấn đề về góp vốn vào doanh nghiệp
  • Góp vốn vào doanh nghiệp
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP

     Câu hỏi của bạn về góp vốn vào doanh nghiệp:

     Kính chào luật sư, tôi đang muốn thành lập công ty nhưng không rõ về việc góp vốn ra sao. Luật sư có thể giải đáp giúp tôi được không. Tôi xin chân thành cảm ơn!

     Câu trả lời của luật sư về vốn góp vào doanh nghiệp:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vốn góp vào doanh nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về góp vốn vào doanh nghiệp như sau:

     1. Cơ sở pháp lý về vốn góp vào doanh nghiệp

     2. Nội dung tư vấn về vốn góp vào doanh nghiệp

     Trong việc thành lập công ty, vốn góp là một vấn đề pháp lý then chốt. Thực tế cho thấy kinh doanh bao giờ cũng gắn với vốn. Vốn là yếu tố đầu tiên, có vai trò quyết định, có nghĩa là không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh.

     2.1. Góp vốn là gì?

Theo luật doanh nghiệp 2014: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Như vậy, góp vốn là hoạt động quan trọng để hình thành nên 1 doanh nghiệp cũng như để doanh nghiệp đi vào hoạt động, sản xuất kinh doanh. Hành vi góp vốn có thể thực hiện trước hoặc sau khi doanh nghiệp được thành lập. [caption id="attachment_168367" align="aligncenter" width="382"] Góp vốn vào doanh nghiệp[/caption]

     2.2. Điều kiện về chủ thể góp vốn vào doanh nghiệp:

   Khi tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp các cá nhân, tổ chức khác cần phải đảm bảo các điều kiện luật định. Cụ thể, các điều kiện như sau:

  • Về chủ thể được góp vốn

     Tất cả các cá nhân hay tổ chức không bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì đều có quyền góp vốn vào các doanh nghiệp. Trừ hai trường hợp cụ thể sau:

  • Thành viên công ty hợp danh không được góp vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân nếu không được các thành viên công ty hợp danh đồng ý.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

     2.3. Loại tài sản góp vốn

     Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó tài sản góp vốn có thể là có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

     Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

     Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, người góp vốn phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận. Trước khi góp vốn vào công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền, không phải chịu lệ phí trước bạ cho doanh nghiệp.

     Việc định giá tài sản góp vốn được quy định tại điều 37 luật doanh nghiệp 2014

    2.4. Trình tự, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp

     - Định giá tài sản

     - Lập bản cam kết góp vốn: là sự thỏa thuận giữa các bên về nội dung liên quan đến tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia,…

     - Giao nhận tài sản góp vốn: Việc này phải được thực hiện trong thời hạn cam kết trong bản cam kết hoặc theo quy định của pháp luật với từng loại hình doanh nghiệp. Về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014:

Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

     Như vậy, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thủ tục giao và nhận tài sản có thể thực hiện trước hoặc sau khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ trở thành chủ sở hữu khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì tài sản thuộc về doanh nghiệp. Đối với tài sản không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu thì việc giao và nhận tài sản được coi là hoàn thành khi doanh nghiệp nhận được tài sản đó với tình trạng, số lượng đúng như những gì mà người góp vốn đã cam kết góp trong hợp đồng.

     Trong trường hợp hết thời hạn góp vốn mà những người đã cam kết góp vốn vẫn chưa góp đủ thì tùy từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ có cách xử lý khác nhau.

     Bạn cũng có thể tham khảo bài viết dưới đây:

     Để được tư vấn chi tiết về Các vấn đề về góp vốn vào doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178