Tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn
08:35 04/09/2019
Hiện nay tôi đang tìm hiểu thủ tục ly hôn với chồng và cần tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn. Hai vợ chồng tôi có mâu thuẫn không thể hòa giải, ...
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHI LY HÔN
Câu hỏi của bạn:
Xin chào văn phòng tư vấn luật Toàn Quốc
Hiện nay tôi đang tìm hiểu thủ tục ly hôn với chồng và cần tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn. Hai vợ chồng tôi có mâu thuẫn không thể hòa giải, theo kế hoạch khoảng 1 tháng nữa tôi sẽ tiến hành các thủ tuc ly hôn
Tôi đang cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tư vấn về việc quyền nuôi con
- Tư vấn về việc quyền từ chối tài sản trước khi ly hôn
- Tư vấn thủ tục giấy tờ, thời gian thực hiện
- Các lưu ý khi làm thủ tục.
- Chồng tôi có mối quan hệ ngoại tình thì tôi có cần chuẩn bị chứng cứ gì để bảo vệ mình và con trước tòa.
Kính mong văn phòng luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn giúp tôi, tôi sẽ sắp xếp thời gian qua trực tiếp để trao đổi và nghe hướng dẫn cũng như ký hợp đồng
Tôi xin chân thành cảm ơn
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
Nội dung tư vấn Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
-
Tư vấn về quyền nuôi con sau ly hôn
Vì bạn không nói rõ con bạn hiện bao nhiêu tuổi, khả năng nhận thức như thế nào nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo các quy định chung của pháp luật như sau:
Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, bạn và chồng có thể thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con sau ly hôn. Nếu không thể thỏa thuận được thì vợ chồng bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện tài chính, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng; thời gian giành cho con; căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt cho con; xem xét nguyện vọng của con (nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên) ... để ra quyết định giao con cho ai. [caption id="attachment_29744" align="aligncenter" width="299"] Tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn[/caption]
Sau ly hôn, người trực tiếp nuôi con cũng có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định tại khoản 2, Điều 82, khoản 1, Điều 83 Luật này:
“... 2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. ...”
“ ... 1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. ... ”
Bên cạnh đó khoản 4, Điều 84 cũng quy định:
“ ... 4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự ...”
-
Tư vấn về việc từ chối tài sản trước khi ly hôn
Việc chia tài sản chung khi ly hôn được quy định tại Điều 38, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”
Do đó, nếu đã thỏa thuận được về việc chia tài sản chung của hai vợ chồng, anh chị có thể tới văn phòng công chứng để làm văn bản thỏa thuận phân chia tài sản. Trong văn bản này anh chị cần thể hiện rõ việc phân chia tài sản như thế nào, tài sản nào thuộc về ai hay việc từ chối nhận tài sản nào hoặc việc từ chối nhận tài sản và không tranh giành gì với người kia sau ly hôn.
Văn bản thỏa thuận này cần được công chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý và được pháp luật thừa nhận.
-
Thủ tục, hồ sơ ly hôn và các lưu ý
Về các thủ tục, hồ sơ ly hôn và thời gian giải quyết ly hôn cùng các lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn mời bạn tham khảo chi tiết tại link bài viết sau của chúng tôi:
https://luattoanquoc.com/thu-tuc-ly-hon-theo-quy-dinh-cua-phap-luat/
-
Chứng cư chứng minh chồng ngoại tình
Khi có hành vi ngoại tình xảy ra thì việc có các chứng cứ chứng minh hành vi này là rất cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lợi của người còn lại và bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình tuân theo pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo tính chân thật và chính xác. Các chứng cứ này có thể được phân định như sau:
- Chứng cứ có thể là những tin nhắn, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình cho thấy có dấu hiệu ngoại tình. Những tin nhắn, hình ảnh này phải là những tin nhắn cho chính người thực hiện hành vi ngoại tình nhắn và các hình ảnh phải là hình ảnh chụp lại cử chỉ thân mật, vượt quá giới hạn.
- Việc ngoại tình có thể được chứng minh bằng việc họ có con chung với nhau. Tuy nhiên, việc chứng minh con chung hiện nay còn nhiều khó khăn do không phải ai cũng đủ điều kiện để đi giám định ADN. Ngoài cách chứng minh này, chúng ta còn có thể chứng minh thông qua việc xin xác nhận của hàng xóm việc họ chung sống như vợ chồng và có con với nhau. Thông thường, mọi người sẽ từ chối vì sợ phiền hà và phức tạp đồng thời lại ảnh hưởng tới quan hệ hàng xóm.
- Chứng cứ có thể là chính lời khai của người có hành vi ngoại tình. Điều này thường rất ít khi xảy ra những cũng có những trường hợp người có hành vi ngoại tình tự khai nhận hành vi của chính mình.
Nếu bạn có đủ bằng chứng, chứng cứ chứng minh chồng mình ngoại tình và phù hợp với quy định của pháp luật thì khi giải quyết, xét xử vụ án, Hội đồng xét xử sẽ xem xét yếu tố lỗi của người chồng dẫn đến việc ly hôn để chia tài sản theo tỷ lệ có lợi hơn cho người vợ. Tỷ lệ cụ thể do sự nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử khi căn cứ vào các yếu tố nêu trên và khả năng nhận được quyền nuôi con cũng sẽ có thể cao hơn.
Bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của công ty, cụ thể là việc tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn và yêu cầu luật sư tham gia giải quyết trực tiếp vấn đề của bạn thì mời bạn hãy liên lạc tới tổng đài tư vấn luật toàn quốc miễn phí 1900.6178 – nhấn phím 22 để bộ phận báo giá của chúng tôi trao đổi trực tiếp và có thể tư vấn chi tiết hơn cho bạn hoặc mời bạn qua trực tiếp địa chỉ Công ty Luật Toàn quốc tại Tầng 3, Số 463, Hoàng Quốc Việt, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội để trực tiếp trao đổi và ký kết hợp đồng thực hiện dịch vụ (Công ty có thực hiện các dịch vụ tại các tỉnh thành trên toàn quốc).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Để được tư vấn chi tiết về Tư vấn các vấn đề pháp lý khi ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.