• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trình tự đầu tư dự án... Chuẩn bị đầu tư... Lập hồ sơ dự án đầu tư... Cơ hội đầu tư và môi trường đầu tư... Hình thức đầu tư và Địa bàn đầu tư...

  • Trình tự đầu tư dự án - Phần 1: Chuẩn bị đầu tư
  • Chuẩn bị đầu tư
  • Pháp luật đầu tư
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trình tự đầu tư dự án

Phần I: Chuẩn bị đầu tư Kiến thức của bạn      Trình tự đầu tư dự án theo quy định của pháp luật Kiến thức của luật sư Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn về trình tự đầu tư dự án      Một chu kỳ của dự án đầu tư bao gồm ba giai đoạn:
  • Chuẩn bị đầu tư;
  • Thực hiện thủ tục đầu tư; và
  • Triển khai thực hiện dự án đầu tư.
     Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kết quả của giai đoạn này là tiền đề để chủ đầu tư thực hiện giai đoạn sau của dự án đầu tư. Để giúp các nhà đầu tư có thể nắm vững trình tự đầu tư dự án, Luật Toàn Quốc sẽ giúp quý khách có một cái nhìn tổng quát về các bước thực hiện một dự án đầu tư.      Để biến ý tưởng đầu tư thành một dự án đầu tư hoàn chỉnh, nhà đầu tư phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư cần thực hiện các công việc sau: đánh giá cơ hội đầu tư và môi trường đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư và địa bàn đầu tư; nhận diện quy chế pháp lý của dự án đầu tư; soạn thảo hồ sơ dự án đầu tư. [caption id="attachment_99546" align="aligncenter" width="383"]Chuẩn bị đầu tư Chuẩn bị đầu tư[/caption]
1. Đánh giá cơ hội đầu tư và môi trường đầu tư
     Mục đích của bước này là xác định nhu cầu của thị trường về đầu tư, triển vọng phát triển dự án và chấm điểm chất lượng của môi trường đầu tư. Một thị trường có nhu cầu nhận vốn đầu tư nhưng không có sẵn các điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án đầu tư thì môi trường đó chưa hẳn là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư.      Các căn cứ để đánh giá cơ hội đầu tư bao gồm:
  • Nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, vùng và lãnh thổ để tính toán định hướng đầu tư;
  • Nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, đánh giá khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm, dịch vụ là kết quả của dự án đầu tư;
  • Thực trạng phát triển của hoạt động đầu tư trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực dự định đầu tư nói riêng.
     Để đánh giá chất lượng môi trường đầu tư, nhà đầu tư có thể dựa vào các tiêu chí sau:
  • Chính sách về chính trị, kinh tế, pháp luật có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư.
  • Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên,…
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tổng thu nhập quốc dân, mức thu nhập bình quân (GDP), cơ cấu kinh tế,…
  • Các chính sách tài chính: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, tài khoá,…
     Sau khi thu thập dữ liệu và có sự đánh giá tổng quan cơ hội, thách thức, nhà đầu tư có thể dự tính được hiệu quả hoạt động đầu tư. Vì thế kết thúc bước này, nhà đầu tư cần có cho mình quyết định có hay không thực hiện dự án đầu tư.

2. Lựa chọn hình thức đầu tư và địa bàn đầu tư

     Sau khi tìm hiểu về môi trường đầu tư, các yếu tố cạnh tranh cũng như cơ hội và thách thức, nhà đầu tư cần lựa chọn hình thức đầu tư và địa bàn đầu tư để hiện thực hoá dự án đầu tư của mình.      Tại Luật Đầu tư 2014, các hình thức đầu tư khá đa dạng, bao gồm:
  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (PPP);
  • Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);
     Mỗi hình thức đầu tư đều tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định. Do đó, căn cứ vào quy mô vốn, năng lực quản lý và nhu cầu hợp tác đầu tư để nhà đầu tư có cho mình lựa chọn phù hợp nhất.      Về địa bàn đầu tư, đây là một trong những nội dung không thể thiếu trong dự án đầu tư. Để được quyết định chủ trương đầu tư hay nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, dự án đầu tư phải được xác định cụ thể về mặt vị trí địa lý. Thông thường khi lựa chọn dự án đầu tư thì nhà đầu tư thường căn cứ vào những yếu tốt sau:
  • Chính sách pháp luật ưu đãi đầu tư vào vùng miền nhất định của Nhà nước.
  • Gần nguồn nguyên vật liệu: đây là tiêu chí quan trọng đối với dự án đầu tư sử dụng nguyên liệu lớn (chế biến gỗ, giấy, các ngành sử dụng than,…).
  • Nguồn nhân lực: bao gồm cả trình độ người lao động và chi phí nhân công, số lượng người lao động.
     Như vậy, quyết định về địa bàn ưu đãi là một quyết định có tính chiến lược. Sự ổn định trong hoạt động, tiện lợi trong giao dịch, các biến phí của chi phí đầu tư dự án chịu tác động lớn từ yếu tố địa bàn.
3. Nhận diện quy chế pháp lý của dự án đầu tư
     Sau khi hoàn tất các công việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn địa bàn, nhà đầu tư thông qua các kênh tư vấn pháp lý để xác định dự án đầu tư của họ cần phải thực hiện loại thủ tục đầu tư nào:
  • Cấp Quyết định chủ trương đầu tư;
  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Dự án đầu tư không phải thực hiện thủ tục.
     Việc nhận diện thủ tục sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian lập hồ sơ dự án đầu tư và giúp cho nhà đầu tư xác định được các văn bản cần thiết để lập hồ sơ dự án đầu tư.

4. Lập hồ sơ dự án đầu tư

     Việc lập hồ sơ dự án đầu tư là bước cuối cùng trong Chuẩn bị đầu tư. Đối với các dự án đầu tư khác nhau thì nội dung hồ sơ dự án cũng khác biệt. Tuy nhiên, một hồ sơ dự án đầu tư đều cần có những giấy tờ như sau:
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Báo cáo tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có).
     Các văn bản này, cùng với các giấy tờ phù hợp với từng loại hình hợp đồng và hình thức dự án đầu tư để gửi tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá.      Với khối lượng lớn các văn bản cần chuẩn bị, hồ sơ dự án đầu tư thực sự là một công trình công phu. Người lập hồ sơ dự án phải có tình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững dự án của doanh nghiệp cũng như thủ tục pháp lý. Trong thực tế thì các nhà đầu tư thường cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia. Vì vậy, chi phí để khảo sát và lập các văn kiện khá cao.      Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc thì chi phí lập báo cáo thường chiếm 5% kinh phí dự án, và lên tới 15% - 20% đối với dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và phức tạp.      Tổng kết lại, chuẩn bị dự án là viên gạch đầu tiên trong quá trình nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, nhà đầu tư cũng có thêm một cơ hội nhìn nhận lại kế hoạch đầu tư của mình, xem xét về tính khả thi, đánh giá lại hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư. Qua đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng nắm bắt được khả năng của doanh nghiệp cũng như có những chính sách phù hợp để hoạch định đầu tư.      Để đón đọc tiếp phần sau cả bài viết Trình tự đầu tư dự án: Phần 2: Thực hiện thủ tục đầu tư. Quý đọc giả có thể theo dõi tại bài viết trên website chính thức của Luật Toàn Quốc: www.luattoanquoc.com. Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về trình tự đầu tư dự ánquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178