• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật đầu tư mới quy định như thế nào về hình thức đầu tư, những ưu điểm, nhược điểm mà các nhà đầu tư cần lưu ý để lựa chọn hình thức phù hợp...

  • Các hình thức đầu tư theo quy định của Luật đầu tư
  • Hình thức đầu tư
  • Pháp luật đầu tư
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Câu hỏi của bạn: Thưa Luật sư, hiện nay tôi được biết theo quy định của Luật đầu tư mới thì có một số điểm mới về các hình thức đầu tư. Sắp tới tôi cũng có ý định thực hiện 1 dự án đầu tư tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, Luật sư có thể tư vấn cho tôi xem có những điểm thay đổi nào, cũng như những ưu điểm, nhược điểm của các hình thức đầu tư để tôi có thể đưa ra quyết định lựa chọn được không ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của Luật sư: 

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về các hình thức đầu tư, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn: 

1. Đầu tư là gì ? 

     Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng cao. Hiện nay, nhà nước khuyến khích và bảo hộ hoạt động đầu tư đối với các cá nhân, tổ chức người Việt Nam cũng như nước ngoài dưới những hình thức đầu tư đa dạng. Vậy đầu tư là gì ?

     Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định: "8. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh".

     Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”.

     Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (có thể là tài sản, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ nguồn lực, uy tín.

     Dưới góc độ pháp lí, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

2. Các hình thức đầu tư

     Điều 21 Luật đầu tư 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau:

Điều 21. Hình thức đầu tư

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

     Theo đó, so với Luật đầu tư 2014, Luật Đầu Tư 2020 đã bổ sung thêm các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam như đầu tư theo hình thức thực hiện dự án đầu tư và các hình thức khác được Chính Phủ quy định. So với trước đây, ngoài các hình thức đầu tư tại Việt Nam được Luật Đầu Tư 2020 quy định thì Chính Phủ được phép quy định các hình thức đầu tư, loại hình kinh tế mới, về chi tiết (nếu có) có lẽ phải chờ đến khi có nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đầu Tư 2020 được ban hành.

     Cuối cùng, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) hiện nay đã được tách riêng ra thành một luật mới đó là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020. Theo đó, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư điều chỉnh 05 nhóm lĩnh vực đầu tư khi tư nhân hợp tác với với nhà nước, cụ thể như sau:

  • Giao thông vận tải;
  • Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
  • Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
  • Y tế; giáo dục - đào tạo;
  • Hạ tầng công nghệ thông tin.

2.1. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới

     Theo Điều 22 Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện khác do pháp luật quy định.

2.2. Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

     Hình thức đầu tư này được quy định tại Điều 26 Luật đầu tư 2020:

Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

3. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.

Xem thêm:

2.3. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC

     Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020 định nghĩa về hình thức này như sau:

"14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế"

     Như vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.

     Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2.4. Hình thức đầu tư theo hợp đồng PPP

     Về hình thức này, Khoản 10 Điều 3 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 định nghĩa như sau:

"10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP".

     Theo đó, hợp đồng PPP là hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

     Như vậy, trong hợp đồng PPP: Một bên chủ thể ký hợp đồng là cơ quan nhà nước và hợp đồng có nội dung liên quan đến hạ tầng và dịch vụ công.

3. Ưu điểm, nhược điểm của các hình thức đầu tư

     Pháp luật quy định nhiều hình thức đầu tư để các cá nhân, tổ chức lựa chọn phù hợp với điều kiện của mình. Theo đó, mỗi hình thức đầu tư có những ưu, nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:

3.1. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới 

  • Ưu điểm:

- Tận dụng được kinh nghiệm, sự am hiểu môi trường kinh doanh của nhà đầu tư nước sở tại

- Tạo điều kiện thuận lợi cho dự án đầu tư khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Nhược điểm:

- Tỷ lệ góp vốn sẽ bị giới hạn theo pháp luật, có thể bị hạn chế tại một số ngành nghề đặc biệt       

- Phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, theo đó thì giấy tờ và thủ tục các bên phải chuẩn bị khá nhiều. Sau khi kết thúc dự án đầu tư và không tiếp tục các dự án khác thì NĐT lại phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.

- Giảm độ linh hoạt vì phụ thuộc vào quyết định của đối tác trong các vấn đề về dự án

- Có thể xảy ra những mâu thuẫn trong nội bộ công ty khi bất đồng quan điểm giữa các bên tham gia

3.2. Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

  • Ưu điểm

- Thủ tục đơn giản, mất ít thời gian.

- Tận dụng được “tài nguyên” nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhân công mà doanh nghiệp trong nước đã gây dựng từ đầu

  • Nhược điểm

- Có thể bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

- Không được linh hoạt trong các quyết định đầu tư

3.3. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC

  • Ưu điểm

     Hình thức đầu tư này đang ngày càng được nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn khi thực hiện các hoạt động đầu tư bởi chính ưu điểm như: 

- Không tốn tài chính và thời gian vào việc thành lập pháp nhân mới

- Tiết kiệm chi phí vận hành doanh nghiệp

- Không cần làm thủ tục giải thể khi kết thúc hợp tác

- Không thành lập pháp nhân nên nhà đầu tư thường chủ động, linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư.

- Có thể hỗ trợ lẫn nhau về nhân lực, vốn, công nghệ

  • Nhược điểm

- Do không thành lập pháp nhân nên không có con dấu riêng… và các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư điều này có thể sẽ gây rắc rối và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư

- Khó khăn khi hợp tác với bên thứ 3 hoặc thực hiện các hợp đồng dịch vụ vì không có tư cách pháp nhân

- Quyền quản lý sẽ chia đều cho các nhà đầu tư => dễ dẫn đến tranh chấp khi không cùng quan điểm, khó xử lý

- Chưa có quy định về trách nhiệm của các bên (theo luật) nên khi xảy ra tranh chấp nếu 1 bên tự ý ký hợp đồng với bên thứ 3 => chưa thể xử lý được

3.4. Hình thức đầu tư theo hợp đồng PPP

  • Ưu điểm

- Nhờ có sự phát triển của các mô hình dự án PPP mà hiện nay việc thúc đẩy mạnh mẽ các quá trình cung cấp, phân phối, quản lý các dự án công trình cũng đã hiệu quả hơn.

- Nâng cao cơ hội tiếp cận các ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, không chỉ  phần cứng mà còn cả phần mềm.

- Cung cấp kịp thời và hiệu quả những dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng cần thiết.

- Thuận tiện về vấn đề tài chính, vì không nhất thiết phải sử dụng tiền mặt ngay lập tức, nên gánh nặng về chi phí thiết kế và xây dựng cũng phần nào được giảm bớt.

- Không giới hạn về việc lựa chọn thiết kế, công nghệ, xây dựng, quản lý dịch vụ cơ sở hạ tầng tốt hơn.

  • Nhược điểm

- Chưa chắc tất cả các dự án PPP đều khả thi hết, nó còn phụ thuộc vào tính khả thi của chính trị, pháp lý hoặc thương mại.

- Đa phần các dự án ppp – dự án hợp tác công tư luôn đắt hơn một dự án bình thường, chỉ ngoại trừ trường hợp chi phí bổ sung để bù đắp nâng cao hiệu quả tăng của dự án. Chi phí bổ sung có thể là chi phí vận hành dự án và chi phí tài chính.

- Chỉ khi các điều kiện cần thiết khác được đáp ứng trong quá trình thực hiện sự án ppp mới có thể nâng cao được hiệu quả kinh tế, vì dù có thay đổi quản lý cũng như kiểm soát tài sản cơ sở hạ tầng thông qua dự án PPP cũng chưa đủ để làm được điều đó.

- Đa phần khi việc phối hợp giữa các bên đại diện có liên quan trực tiếp đến hợp đồng PPP hiệu quả thì dự án PPP đó mới thực sự thành công.

- Đôi khi những khoản kinh phí từ cơ quan Chính phủ có thẩm quyền chưa thực sự là yếu tố chính khi xem xét dự án PPP. Trong khi chi phí là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với dự án PPP dự án.

4. Tình huống tham khảo

Thưa Luật sư, hiện tại công ty tôi đang có ý định thực hiện một dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Luật sư có thể cho tôi biết loại hợp đồng này sẽ bao gồm những nội dung gì được không ạ?

Tôi xin cảm ơn !

Trả lời: 

     Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.

     Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

     a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

     b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

     c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

     d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

     đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

     e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

     g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

     Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về các hình thức đầu tư:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật hiện nay. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về các hình thức đầu tư. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế:Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến việc hỗ trợ khách hành thực hiện các dự án đầu tư: soạn thảo hồ sơ, thông báo, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền về nộp hồ sơ, giấy tờ và đặc biệt là xử lý triệt để các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lan Anh

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178