• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật Toàn Quốc chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ pháp lý liên quan tới đầu tư nhật bản tại Việt Nam đăng ký đầu tư kinh doanh

  • Tư vấn luật đầu tư cho nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam
  • đầu tư nhật bản tại Việt Nam
  • Pháp luật đầu tư
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

    Tư vấn luật đầu tư cho nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam   

      Sau hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, xã hội…ngày càng được mở rộng, sự hiểu biết và tin cậy giữa hai bên từng bước được nâng cao hơn. Nhật Bản là nước đầu tiên trong G7 công nhận thể chế nền kinh tế thị trường của Việt Nam và cũng là nước đầu tiên của G7 đặt mối quan hệ đối tác chiến lược với nước ta. Hiện nay, Nhật Bản là nước có vốn đầu tư ODA lớn nhất vào Việt Nam, là nhà đầu tư đứng thứ 2 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào nước ta (2015). Rất nhiều các Hiệp định song phương về các lĩnh vực như: khuyến khích và bảo hộ đầu tư (2004), về nguồn vốn vay ODA hàng năm (1992), hợp tác về khoa học và công nghệ (2006)…đã được hai bên ký kết và thực hiện từ khi được ký cho tới nay.      Hiện nay, hành lang pháp lý của nước ta đã được mở cửa thông thoáng hơn rất nhiều cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng nghĩa với đó là cạnh tranh nhiều hơn, các thủ tục pháp lý, các thủ tục đầu tư, trình tự đầu tư cũng có nhiều sự thay đổi để tạo điều kiện cho việc đầu tư được diễn ra thuận lợi hơn.      Công ty luật Toàn Quốc chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn, soạn thảo, hoàn thiện các văn bản pháp lý, thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư tại Việt Nam.      Giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư tại Việt Nam hiện nay không đồng nhất với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư mà được Luật Đầu tư 2014 quy định tách biệt, có những dự án đầu tư không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chỉ cần tiến hành các thủ tục pháp lý khác để được tiến hành đầu tư, hoạt động kinh tế. Còn có những dự án đầu tư ngoài việc xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì còn phải xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thậm chí phải có cả quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành dự án đầu tư tại Việt Nam. [caption id="attachment_15419" align="aligncenter" width="300"]tư vấn đầu tư nhật bản Tư vấn đầu tư nhật bản[/caption]      Các dự án đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam nếu phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần phải chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ hợp lệ trước khi nộp cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với các dự án đầu tư không cần phải xin quyết định chủ trương đầu tư). Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Tài liệu khác có liên quan
     Việt Nam và Nhật Bản cũng đã ký kết đối xử với nhau theo tiêu chuẩn tối huệ quốc. Chính vì vậy, với tiền đề là các hiệp định song phương, các biên bản ghi nhớ, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án đầu tư hai bên đã thực hiện và đặc biệt là từ khi hai bên là đối tác chiến lược của nhau đã mở ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp Việt Nam cũng như Nhật Bản.      Luật Toàn Quốc chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ pháp lý liên quan tới đăng ký đầu tư kinh doanh, triển khai thực hiện dự án đầu tư, chấm dứt, hoàn thành, chuyển nhượng dự án đầu tư. Cụ thể như sau:

     Thứ nhất, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư.

  • Các dự án cần xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Chuẩn bị hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư.
  • Tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến thẩm tra xin quyết định chủ trương đầu tư.
  • Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu các dự án xin quyết định chủ trương đầu tư cần phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

     Thứ hai, liên quan tới xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  • Các chủ thể, dự án cần phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Chuẩn bị hồ sơ để nộp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Các trường hợp cần phải xin cấp lại, sửa đổi, cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi đã có dự án đầu tư hoặc khi đang tiến hành hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư lần đầu vào Việt Nam.
  • Thủ tục hành chính xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại các cơ quan có thẩm quyền cấp

     Thứ ba, liên quan tới thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế.

  • Hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào các tổ chức kinh tế.
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vón góp của các nhà đầu tư trong tổ chức kinh tế.
  • Thủ tục để được thực hiện các dự án đầu tư khi đã có dự án đầu tư, hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp giữa các bên.
  • Tư vấn, hỗ trợ trong quá trình thực hiện, thanh lý hợp đồng.

     Thứ tư, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  • Hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế
  • Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
  • Thủ tục, trình tự để thay đổi nội dung đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.

     Để được tư vấn, hỗ trợ có thể liên lạc với Luật Toàn Quốc theo một trong những cách thức sau:

  • Gọi tổng đài tư vấn 24/7: 19006500
  • Qua email: lienhe@luattoanquoc.com
  • Tới trực tiếp tại văn phòng: số 463 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
     Luật Toàn Quốc hy vọng với những gì chúng tôi cung cấp, hỗ trợ, tư vấn qua tổng đài 19006500, qua email hoặc tư vấn trực tiếp từ luật sư sẽ giúp khách hàng giải quyết được vấn đề thắc mắc của mình. Mọi vấn đề cần chúng tôi tư vấn, vui lòng gọi cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn, email lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được các ý kiến đóng góp từ quý khách hàng để các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp ngày một hoàn thiện và có nhiều hữu ích cho khách hàng hơn nữa.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178