Tranh chấp đòi lại đất đã cho người khác mượn
09:41 03/07/2019
Khi xảy ra tranh chấp đòi lại đất đã cho người khác mượn, thuê, các bên tranh chấp cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình ... Liên hệ tổng đài 1900 6500
- Tranh chấp đòi lại đất đã cho người khác mượn
- tranh chấp đòi lại đất đã cho người khác mượn
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRANH CHẤP ĐÒI LẠI ĐẤT ĐÃ GIAO CHO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG, CÁC BÊN TRANH CHẤP CẦN LÀM GÌ?
Kiến thức cho bạn:
Khi xảy ra tranh chấp đòi lại đất đã cho người khác mượn, thuê, các bên tranh chấp cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình.
Kiến thức của Luật sư:
Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định khái niệm tranh chấp đất đai như sau:
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Ngày này, các tranh chấp về đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng diễn ra rất nhiều. Ở các tranh chấp này, nguồn gốc đất tranh chấp là của chủ đất cũ (do bố mẹ để lại, do mua bán, được tặng cho, được thừa kế,.... mà có). Nhưng vì chiến tranh hoặc do làm ăn khó khăn, chủ đất cũ bỏ đi nơi khác sinh sống. Trong suốt khoảng thời gian dài sau đó kể từ lúc chủ đất cũ bỏ đi, có người đã tự đến tạo dựng nhà ở, sử dụng canh tác cho đến nay; có trường hợp những người đang sử dụng đã hỏi trưởng thôn hay cán bộ xã và được đồng ý nhưng không lập thành văn bản. Hoặc cũng có nhiều trường hợp, chủ đất cũ cho ở nhờ, cho mượn, cho thuê từ những năm 40, năm 50, 60 mà đến khi chết, chủ đất cũ không đòi lại hoặc có ý kiến gì về việc lấy lại đất từ người được cho thuê, cho mượn. Nay, những người đang sử dụng đã đi đăng ký quyền sử dụng đất và nhiều trường hợp được nhà nước cấp sổ đỏ thì con cháu của những người chủ đất cũ quay lại đòi đất của ông cha mình dẫn đến tranh chấp và kiện ra Tòa.
Vậy khi có tranh chấp, các bên cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình.
Công ty Luật Toàn quốc xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
- Đối với nguyên đơn – người đi đòi đất cần phải chứng minh về nguồn gốc đất, về quá trình sử dụng đất, đã đi kê khai à được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Nếu cho mượn, cho ở nhờ,... thì việc cho mượn, cho ở nhờ bắt đầu từ bao giờ, có giấy tờ, tài liệu gì chứng minh cho việc đó hay không? ...
- Còn bị đơn – người bị đòi lại đất cũng phải chứng minh việc mình sử dụng đất dựa trên căn cứ nào, đã sử dụng đất từ bao giờ, có đi kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Nếu không kê khai, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có lý do giải thích cho việc đó.
Để làm được những việc như trên, các bên tự mình hoặc nhờ Tòa án để hỏi Ủy ban nhân dân nơi quản lý sổ địa chính, sổ đăng ký ruộng đất và Ủy ban nhân dân nơi có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc ghi tên trong sổ địa chính, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó có đúng pháp luật không? Có làm đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật đất đai hay không?
Qua những tình huống thực tế mà Công ty Luật Toàn quốc đã tiếp nhận và tư vấn, có thể thấy bị đơn – những người đang sử dụng đất thì họ thường đã có một khoảng thời gian dài quản lý, sử dụng ít thì cũng đủ 20 năm, có nhiều trường hợp lên đến 50, 60 năm; họ đã đầu tư, canh tác hoặc chuyển hóa từ đất ruộng thành đất vườn, đất ở hoặc xây cất nhà sinh sống ổn định suốt mấy chục năm qua trong khi những người chủ đất cũ không đi kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất, không thực hiện quyền quản lý, sử dụng của mình trong suốt thời gian dài. Như vậy, những người đang sử dụng đất đã kê khai, đăng ký và được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đất đai quy định thì theo ý kiến của Luật sư Công ty Luật Toàn quốc: nhưng người đang sử dụng đất có tên trong sổ địa chính hay được cấp Giấy chứng nhận là có căn cứ pháp luật của việc đó và họ là những người có quyền hơn trong tranh chấp.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.