Tranh chấp đất đai với hàng xóm con có quyền kiện đòi QSDĐ đứng tên bố không
09:34 25/06/2019
Tranh chấp đất đai với hàng xóm con có quyền kiện đòi QSDĐ ... nếu ông là người được bố ông giao quản lý, sử dụng đất hợp pháp thì có quyền khởi kiện
- Tranh chấp đất đai với hàng xóm con có quyền kiện đòi QSDĐ đứng tên bố không
- Tranh chấp đất đai với hàng xóm
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VỚI HÀNG XÓM
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư
Bố tôi có mảnh đất 296 , thuộc thửa số 285, tờ bản đồ số 53 xã X, huyện M, tỉnh K đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ tháng 2/ 2003. Tháng 6/2006 bố tôi giao cho tôi quản lý, sử dụng. Gia đình ông Hoàng Văn H hàng xóm liền kề đã chiếm lấn 56 diện tích đất 296 để trồng cây. Tôi và gia đình ông H tranh chấp không thể hòa giải được, vậy tôi có quyền kiện đòi QSDĐ được đứng tên bố tôi không?
Tôi xin chân thành cảm ơn
Câu trả lời của Luật sư
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email:[email protected], chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
-
Nội dung tư vấn
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, kiện đòi QSDĐ là một trong những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được pháp luật dân sự và pháp luật đất đai ghi nhận. Theo đó, người sử dụng đất hợp pháp, người chiếm hữu đất hợp pháp được quyền yêu cầu tòa án buộc người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản của mình. Như vậy, người khởi kiện (nguyên đơn) trong vụ án tranh chấp đòi QSDĐ phải là chủ sử dụng đất hợp pháp hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Ngay từ khi khởi kiện, nguyên đơn phải chứng minh được QSDĐ, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình đối với đất đang bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp.
Người đang thực tế chiếm hữu QSDĐ bất hợp pháp có thể là người có hành vi sử dụng, lấn chiếm đất trái pháp luật, hoặc có thể thông qua một giao dịch với người không phải là chủ sử dụng đất, hoặc không phải là người có quyền ủy quyền hợp pháp.
Người đang thực tế chiếm hữu QSDĐ có thể thuộc trường hợp chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình. Ngay từ khi chiếm hữu họ đã biết hoặc pháp luật buộc họ phải biết không được chiếm hữu QSDĐ đó nhưng họ vẫn chiếm hữu, vẫn quản lý, vẫn sử dụng tài sản. Trường hợp, người đang thực tế chiếm hữu QSDĐ không thể biết được mình đang chiếm hữu bất hợp pháp thì họ được coi là chiếm hữu ngay tình. Pháp luật dân sự cũng như Pháp Luật Đất đai luôn có sự phân biệt giữa người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình với người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình.
Trong trường hợp này, bố ông là người có QSDĐ hợp pháp, nếu ông là người được bố ông giao quản lý, sử dụng đất hợp pháp thì có quyền khởi kiện ông Hoàng Văn H để yêu cầu giải quyết tranh chấp, đòi lại đất theo quy định tại Điều 189 BLDS 2005 về “Bảo vệ quyền sở hữu” và quy định tại Điều 166 Luật Đất đai 2013 về “Quyền chung của người sử dụng đất”
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: