Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hiện hành
17:02 09/09/2017
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hiện hành, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hiện hành
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hiện hành
Câu hỏi của bạn:
Văn phòng cho tôi hỏi là vị trưởng thôn ở quê tôi có thực hiện bán đất trái thẩm quyền vào năm 2011 với diện tích 400m2 và thu về số tiền 300 triệu đồng (số tiền này được nộp vào quỹ của địa phương và không bị thất thoát). Vậy cho tôi hỏi là trường hợp như vậy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và nếu có thì mức án phạt sẽ như thế nào ạ?
tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Bộ luật hình sự năm 1999 sủa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau:
Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
"1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ; quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước; của xã hội; quyền; lợi ích hợp pháp của công dân; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm; có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng." [caption id="attachment_51021" align="aligncenter" width="416"] Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ[/caption]
1. Mặt khách quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
a. Hành vi của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Trước hết, người phạm tội phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi gây thiệt hại đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách dễ dàng.
b. Hậu quả của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn phải gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
2. Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
a. Lỗi của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
b. Động cơ của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của một tổ chức mà mình tham gia... Nói chung, thực tiễn xét xử việc xác định động cơ vụ lợi không khó, nhưng khó nhất vẫn là việc xác định động cơ cá nhân khác của người phạm tội.
3. Khách thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Khách thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này những thiệt hại thực tế xảy ra của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.
4. Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Trước hết, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.
5. Trưởng thôn bán đất trái thẩm quyền có phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn hay không ?
Theo như câu hỏi cua bạn, bạn là trưởng thôn do vậy cũng có thể nói bạn là người có chức vụ quyền hạn. Việc bạn tự ý bán đất là hành vi vượt ra khỏi quyền hạn của trưởng thôn theo quy định của pháp luật. Do vậy hành vi trên đã có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Tội đe doa giết người theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015
- Tội gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành