• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, Tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư là không quá 70km/h tùy từng loại đường. Tuy nhiên, theo quy định thì chỉ xử phạt VPHC

  • Tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư theo quy định
  • Tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư như:  Tốc độ tối đa cho phép là gì, tốc độ cho phép xe máy ngoài khu vực đông dân cư... đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư.

1. Tốc độ tối đa cho phép là gì?

     Tốc độ tối đa cho phép là tốc độ cao nhất mà một phương tiện được phép đi trên một đoạn đường nào đó được quy định bởi luật giao thông đường bộ. Tốc độ tối đa cho phép là một phần quan trọng của quy tắc an toàn giao thông và giúp đảm bảo an toàn cho người lái xe, hành khách và những người tham gia giao thông khác. Việc tuân thủ tốc độ tối đa cho phép cũng giúp giảm thiểu tai nạn giao thông và tránh những vi phạm liên quan đến tốc độ.   

2.Tốc độ cho phép xe máy ngoài khu vực đông dân cư

     Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BCA về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định:

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đườnmột chiều có từ hai làn xe cơ giới tr lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Xe ô tô con, xe ô tô ch nời đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bng 3,5 tn.

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60

50

     Trong đó, đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằndải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bng vạch sơn thì không phđường đôi). Đường một chiu là đường ch cho đmột chiu. Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.

     Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

   Theo điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.

     Theo đó, nếu xe máy của bạn được thiết kế với tốc độ lớn hơn 50km/h, được xác định là xe mô tô hai bánh theo quy định trên thì khi tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư bạn được điều khiển chạy với tốc độ tối đa là 70km/h đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên, và tối đa 60km/h đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới. Tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư

3. Vượt quá tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư

     Căn cứ theo điểm c, khoản 2, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định về mức xử phạt xe máy vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư như sau:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

...

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

..."

     Theo quy định trên, xe máy khi tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa là 70km/h đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên, và tối đa 60km/h đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới. Khi vượt quá tốc độ tối đa theo quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị xử phạt hành chính từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

     Như vậy, tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư tối đa không quá 70km/h tùy từng loại đường. Tuy nhiên, theo quy định thì chỉ xử phạt hành chính đối với vượt quá tốc độ tối đa theo quy định từ 05 km/h. Theo đó, khi vượt quá tốc độ tối đa từ 01km/h đến 04km/h người lái xe sẽ chỉ bị nhắc nhở và không bị xử phạt.

4. Hỏi đáp về tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư 

Câu hỏi 1. Tốc độ xe ô tô ngoài khu đông dân cư 

     Căn cứ Điều 6, Điều 7, Điều 11 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định:

  • Đối với ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (ngoại trừ xe buýt), ô tô tải trọng dưới 3,5 tấn: tốc độ tối đa tại đường đôi hoặc đường một chiều có nhiều làn là 90 km/h, tốc độ tối đa tại đường một chiều có 1 làn xe hoặc đường 2 chiều không có dải phân cách là 80 km/h.
  • Đối với ô tô trên 30 chỗ ngồi (ngoại trừ xe buýt), ô tô tải trọng trên 3,5 tấn: tốc độ tối đa tại đường đôi hoặc đường một chiều có nhiều làn là 80 km/h, tốc độ tối đa tại đường một chiều có 1 làn xe hoặc đường 2 chiều không có dải phân cách là 70 km/h.
  • Đối với ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, xe buýt hoặc ô tô chuyên dùng: tốc độ tối đa tại đường đôi hoặc đường một chiều có nhiều làn là 70 km/h, tốc độ tối đa tại đường một chiều có 1 làn xe hoặc đường 2 chiều không có dải phân cách là 60 km/h.
  • Đối với ô tô kéo rơ moóc hoặc kéo xe khác: tốc độ tối đa tại đường đôi hoặc đường một chiều có nhiều làn là 60 km/h, tốc độ tối đa tại đường một chiều có 1 làn xe hoặc đường 2 chiều không có dải phân cách là 50 km/h.

Câu hỏi 2. Tốc độ xe máy trên đường bộ 

     Căn cứ Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định: 

Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h

Câu hỏi 3. Chậm nộp phạt giao thông xử lý như thế nào? 

     Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về vấn đề nộp phạt chậm như sau:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

     Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Số tiền nộp phạt = số tiền phạt +(số tiền phạt x 0,05% x số ngày vượt quá).

     Bài viết tham khảo:

​     ​Để được tư vấn chi tiết về tốc độ cho phép ngoài khu vực đông dân cư quý khách xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thu Phương 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178