• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bài viết chỉ ra mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông vi phạm về nồng độ cồn theo quy định mới nhất hiện nay

  • Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn theo quy định
  • Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển luôn cần giữ cho mình sự tỉnh táo cần thiết để có thể phán đoán các tình huống có thể xảy ra, tránh những tai nạn không đáng có. Vì vậy, hành vi sử dụng chất kích thích hay đồ có cồn khi tham gia giao thông là một hành vi vô cùng nguy hiểm đối với kể cả người sử dụng lẫn với những người xung quanh. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm và xử phạt nghiêm khắc. Vậy mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên.

1. Nồng độ cồn là gì? Nồng độ cồn là bao nhiêu thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành?

     Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C. Là dung dịch được sản sinh trong quá trình lên men của các loại thực phẩm phổ biến hiện nay là bia, rượu… cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.

     Tại Nghị Định 123/2021/NĐ-CP để xác định một người có vi phạm lỗi nồng độ cồn hay không sẽ được thực hiện theo hai cách là xác định nồng độ cồn trong máu và xác định nồng độ cồn trong khí thở. Theo quy định hiện nay điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở là sẽ bị xử phạt đối với mọi phương tiện điều khiển.

     Như vậy theo quy định hiện hành chỉ cần trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn thì người vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về lỗi nồng độ cồn.

2. Mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và các phương tiện thô sơ khác.

     Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và các phương tiện thô sơ khác sẽ bị phạt tiền tùy theo nồng độ cồn đo được,cụ thể:

  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu điều khiển xe khi trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
  • Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng nếu điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
  • Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng khi điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

3. Mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy

     Căn cứ theo khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền tùy theo nồng độ cồn đo được, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe mà trong máu có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

     Ngoài ra, đối với mỗi mức xử phạt thì chủ phương tiện còn phải chịu xử phạt bổ sung theo mức tương ứng với hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn tương ứng các mức là: từ 10 tháng đến 12 tháng; từ 16 tháng đến 18 tháng; từ 22 tháng đến 24 tháng.

4. Mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

     Căn cứ theo khoản 6, khoản 7 và khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt tiền tùy theo nồng độ cồn đo được, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

     Ngoài ra, đối với mỗi mức xử phạt thì chủ phương tiện còn phải chịu xử phạt bổ sung theo mức tương ứng với hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) trong thời hạn tương ứng các mức là: từ 10 tháng đến 12 tháng; từ 16 tháng đến 18 tháng; từ 22 tháng đến 24 tháng.

5. Mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô

     Căn cứ theo khoản 6, khoản 8 và khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền tùy theo nồng độ cồn đo được, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe mà trong máu có nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi điều khiển xe  mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

     Ngoài ra, đối với mỗi mức xử phạt thì chủ phương tiện còn phải chịu xử phạt bổ sung theo mức tương ứng với hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn tương ứng các mức là: từ 10 tháng đến 12 tháng; từ 16 tháng đến 18 tháng; từ 22 tháng đến 24 tháng.

6. Hỏi đáp về mức xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn theo quy định.

Câu hỏi 1: Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

     Theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 32 Điều 2 Nghị Định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển các phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo và xe máy chuyên dùng ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ còn bị tạm giữ phương tiện trong thời gian không quá 7 ngày.

Câu hỏi 2: Đi bộ có bị thổi nồng độ cồn không?

     Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ xử phạt các hành vi vi phạm nồng độ cồn khi người điều khiển xe gắn máy, xe ô tô, xe thô sơ, xe máy kéo, xe chuyên dùng … tham gia giao thông chứ không quy định xử phạt người đi bộ tham gia giao thông mà có nồng độ cồn quá mức 0 trong cơ thể. Vậy nên người đi bộ sẽ không bị thổi nồng độ cồn.

     Tuy nhiên, người nào uống rượu bia rồi đi bộ trên đường và gây ra lỗi (như vượt đèn đỏ, đi sai làn, đi lên cao tốc)… thì bị xử lý tương ứng với hành vi vi phạm giao thông đó, kể cả người đã uống rượu bia hay không uống.

Câu hỏi 3: Lái xe đúng luật có thể bị cảnh sát giao thông yêu cầu thổi nồng độ cồn hay không?

     Ngay cả khi lái xe đúng luật, đánh lái vững vàng, người tham gia giao thông vẫn có nguy cơ bị gọi vào kiểm tra nồng độ cồn. Lúc này, khi bị yêu cầu thổi nồng độ cồn, tài xế phải chấp hành yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông.

     Bởi theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, dù người tham gia giao thông không vi phạm hay không thì Cảnh sát giao thông vẫn có quyền yêu cầu người đó dừng xe để tuần tra, kiểm soát trong các trường hợp sau:

  • Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được vi phạm giao thông
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề
  • Có văn bản đề nghị cơ quan điều tra; cơ quan chức năng về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm của người và phương tiện giao thông

     Nếu không chấp hành yêu cầu thổi nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông, tài xế có thể bị phạt hành chính từ 04 đến 06 triệu đồng về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

     Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về các quy định liên quan đến vấn đề "Mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn theo quy định", khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Phạm Đắc Thơm

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178