• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Để xác định một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì cần dựa trên căn cứ, tiêu chí nào?....

  • Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp?
  • hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư, tôi có một câu hỏi xin Luật sư tư vấn giúp. Tôi có đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho hình dáng của ghế ngồi bằng nhựa. Sản phẩm ghế ngồi của tôi hiện tai đang được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Thời gian gần đây, tôi phát hiện có một số sản phẩm tương tự, có nét gần giống với sản phẩm của tôi cũng được bày bán và cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của tôi. Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư trong trường hợp này có thể coi những hành vi của các chủ thể kia là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của tôi để xử lý được không? Mong Luật sư giải đáp giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì? Căn cứ xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

     Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

     Theo quy định của  pháp luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

     Như vậy, để được xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì người nộp đơn phải tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để cấp văn bằng bảo hộ (bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp) nhằm ghi nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Mặt khác, việc cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp giúp cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có căn cứ để xử lý và giải quyết đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

2. Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

      Để xác định một hành vi có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp hay không, cần dựa theo các tiêu chí sau:

2.1. Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

     Theo điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau:

Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

    Như vậy, hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là hành vi:

  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu
  • Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời

2.2. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

      Theo điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 5. Xác định hành vi xâm phạm Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây: 1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. 3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ. 4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
     Như vậy, để xác định một hành vi là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải có đầy đủ các căn cứ sau:
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

  2.2.1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ

   –    Thế nào là đối tượng bị xem xét?

“Đối tượng bị xem xét” là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không.

  2.2.2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

   –    Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là gì?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

   –    Làm thế nào để xác định có yếu tố xâm phạm?

Xem phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.:

  –   Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;
  • Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

    Lưu ý: Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo  khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.

  2.2.3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

  • Chủ thể quyền kiểu dáng công nghiệp là chủ sở hữu quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. 
  •  Người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép là người được thừa kế, được chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp theo quy định.

      Như vậy, người thực hiện hành vi bị xem xét không thuộc một trong các trường hợp trên thì được coi là không phải chủ thể quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

  2.2.4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

3. Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Tình huống tham khảo:

      Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần được sự giải đáp của Luật sư như sau: Tôi là chủ kiểu dáng công nghiệp đối với hình dáng sản phẩm vỏ chai. Thời gian vừa qua tôi phát hiện một chủ thể kinh doanh khác đạo nhái,sao chép hình dáng sản phẩm của tôi. Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư trong trường hợp này, tôi có thể thực hiện các quyền nào để xử lý hành vi vi phạm trên. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Khi phát hiện người khác có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của bạn, bạn có thể thực hiện các quyền sau:

  •  Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

    Kết luận: Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì có 02 dạng hành vi, với 04 tiêu chí để xác định như chúng tôi đã đề cập ở trên. Thực tế, để xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì đòi hỏi yếu tố chuyên môn, kĩ năng thì mới có sự đánh giá chính xác. Vì vậy, bạn cũng có thể tham khảo và lựa chọn các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp dưới đây:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp: Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về căn cứ, chứng cứ, trình tự, thủ tục xác minh và đánh giá hành vi như thế nào là hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.   Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.   Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về xác định hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.   Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về xác định hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp như sau: soạn thảo hồ sơ, đơn từ cho việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền về nộp hồ sơ, giấy tờ và đặc biệt là xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp theo yêu cầu của khách hàng.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Tiến Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178