Thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng được thực hiện như thế nào
11:55 21/08/2018
Thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng được thực hiện như thế nào...hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo quy định pháp luật..
- Thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng được thực hiện như thế nào
- Thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC CẤP ĐỔI SỔ ĐỎ SANG SỔ HỒNG ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO
Kiến thức cho bạn:
Trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo quy định pháp luật.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Thông tư 24/2014/TT- BTNMT về hồ sơ địa chính
Nội dung tư vấn:
Trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành.
Khoản 16, Điều 3 Luật đất đai quy định:Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
1. Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng
Sổ đỏ: là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị theo quy định từ nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của chính phủ và thông tư số 346/1998/TT- TCĐC ngày 16/03/1998 của tổng cục địa chính. Giấy chứng nhận này thường được cấp cho hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối..thuộc nông thôn. Sổ có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp. Về sau khi luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT (thay thế bởi quyết định số 08/2006/QĐ- BTNMT) quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có quy định ở trang bìa của giấy chứng nhận có màu đỏ, gồm 4 trang.
Sổ hồng: là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Trước đây, từ khi nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại đô thị và giấy chứng nhận này. Hiện nay, kể từ khi luật đất đai 2003 nay là luật đất đai 2013 và luật nhà ở 2005, nay là luật nhà ở 2014 được ra đời thì Bộ tài nguyên môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định mới nhất tại thông tư 24/2014/TT- BTNMT quy định: Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.
Ngoài ra, theo quy định tại thông tư 23/2014/TT- BTNMT có quy định: Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm.
Như vậy, hiện nay sổ đỏ và sổ hồng đều được ghi nhận dưới tên: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; không còn phân biệt giấy chứng nhận đó được cấp cho loại đất nào hay loại nhà nào như trước nữa. [caption id="attachment_25482" align="aligncenter" width="284"] Thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng được thực hiện như thế nào[/caption]
2. Trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ và sổ hồng được thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật
Theo quy định tại khoản 2, điều 97 luật đất đai 2013: “2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này”
Do đó nếu như có nhu cầu cấp đổi sổ đỏ và sổ hồng được cấp từ trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 (thời điểm mà thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của bộ tài nguyên môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) sang “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” theo mẫu chung có màu hồng cánh sen do Bộ tài nguyên ban hành thống nhất trên cả nước.
Hồ sơ, trình tự thủ tục đối sổ đỏ sang sổ hồng được thực hiện như sau:
Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu số 10/ĐK ban hành kèm thông tư 24/2014/TT-BTNMT);
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
- Bản vẽ thửa đất.
- Về việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có yêu cầu tất cả các thành viên đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ kí tên nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này cấp cho hộ gia đình (Bộ luật dân sự 2015 quy định về định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau: “Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này)."
Bước 2: Nộp hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả thủ tục kết quả tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai- Phòng Tài nguyên môi trường và nhận phiếu hẹn trả kết quả thủ tục hành chính.
Bước 3: Nhận kết quả theo giấy hẹn.
Lưu ý: Phí phải nộp: Lệ phí cấp trích lục bản đồ; Lệ phí cấp đổi, cấp lại theo quy định cụ thể tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của quý khách hàng để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn.
Liên kết tham khảo: