• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật Toàn Quốc chia sẻ quy định của pháp luật về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong việc nuôi con nuôi ngay sau đây, mời bạn đọc theo dõi

  • Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong việc nuôi con nuôi theo quy định
  • Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong việc nuôi con nuôi
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Bạn đang tìm hiểu quy định của pháp luật về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong việc nuôi con nuôi, nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi nhưng còn băn khoăn, chưa nắm rõ. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.

1. Gia đình thay thế là gì?

     Theo quy định tại Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010

      Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

     Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

      Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.

2. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

     Theo quy định tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi 2010, một số nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi là:

  • Thứ nhất, khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc;

  • Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, bình đẳng, tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội, không phân biệt nam nữ;

  • Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài trong trường hợp không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

3. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế

     Theo quy định tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong việc nuôi con nuôi như sau:

  • Một, cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

  • Hai, công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

  • Ba, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

  • Bốn, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

  • Năm, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

     Trong trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi tốt nhất.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Trẻ em mồ côi là gì?

     Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010, “Trẻ em mồ côi” là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được.

Câu hỏi 2. Những người nào có thể được nhận làm con nuôi?

     Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, những người được nhận làm con nuôi có thể là:

     Thứ nhất, trẻ em dưới 16 tuổi

     Thứ hai, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

  • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

     Một người chỉ được làm con nuôi của cả hai người là vợ chồng hoặc một người độc thân. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178