• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế: vậy cho tôi hỏi trong thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế không?

  • Thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế
  • nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỜI GIAN NGHỈ CHẾ ĐỘ THAI SẢN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ

       Bạn đang tìm hiểu các quy định về chế độ bảo hiểm y tế, trong thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế không; trường hợp nghỉ thai sản được hưởng bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế như thế nào. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những vướng mắc trên qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
  • Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

Nội dung tư vấn :

1. Quy định về nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế.

    Căn cứ Khoản 2 Điều 84 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như sau:

“2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.”

    Theo quy định trên, lao động nữ nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho 06 tháng thai sản. [caption id="attachment_35103" align="aligncenter" width="499"]nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế Nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế[/caption]

    Mặt khác Căn cứ theo điều khoản 1.6 Điều 42 Quyết định 595/2017 quy định: 

"1.6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

- Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

a) Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.

b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.

c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và đơn vị vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN."

    Vậy trong trường hợp của bạn, thời gian nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế và do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.

2. Khi nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế thì mức đóng thế nào?

    Căn cứ tại điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định:

a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

    Vậy mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của bạn khi nghỉ thai sản. Khoản đóng này bạn và doanh nghiệp bên bạn không phải đóng mà do cơ quan bảo hiểm xã có trách nhiệm đóng cho bạn.

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết:

Liên hệ Luật sư tư vấn về nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế

+ Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

+ Tư vấn qua Zalo: Tư vấn nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033

+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi nghỉ chế độ thai sản có được hưởng bảo hiểm y tế tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178