• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cha mẹ có thể thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên và thực hiện thủ tục chuyển nhượng khi con đủ tuổi theo quy định....

  • Thành lập doanh nghiệp cho con chưa thành niên có được không ?
  • thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên 

Câu hỏi của bạn:  Chào Luật sư, hiện tại tôi đang có dự định thành lập một doanh nghiệp tư nhân cho con trai trong khi chúng tôi đang khỏe mạnh, có kinh tế, có điều kiện để hỗ trợ nó trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, con tôi năm nay mới 16 tuổi và tôi được biết là độ tuổi này chưa được phép thành lập doanh nghiệp. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp tôi có cách nào để tiến hành không ạ ? Tôi xin chân thành cảm ơn !
Câu trả lời của Luật sư: Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên này như sau: Căn cứ pháp lý:  Nội dung tư vấn: 

1. Thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên có được hay không?

     Trước tiên, để xác định người chưa thành niên có được thành lập doanh nghiệp hay không, chúng ta cùng đi tìm hiểu điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:

1.1. Độ tuổi thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020

     Không phải ở độ tuổi nào, cá nhân cũng có thể đứng ra thành lập doanh nghiệp cho mình. Vậy việc thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên có thể thực hiện được hay không? Chúng tôi xin phân tích những quy định của pháp luật về vấn đề này như sau:      Về quyền thành lập doanh nghiệp cá nhân, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp 1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
     Như vậy theo điểm đ Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên là không được phép tại Việt Nam. Cụ thể Điều 21 Bộ luật Dân sự quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Như vậy, con trai bạn hiện nay đủ 16 tuổi, thuộc trường hợp là người chưa thành niên nên sẽ không được thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam. Xem thêm: 

     1.2. Độ tuổi đăng ký dưới hình thức Hộ kinh doanh

     Ngoài ra, về việc đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh, (hiện tại vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn nên chúng tôi xin áp dụng các quy định trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP đang còn hiệu lực hiện hành) Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ -CP  cũng có quy định như sau:
Điều 66. Hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
     Như vậy, để đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh, pháp luật cũng quy định cá nhân phải đủ 18 tuổi mới có thể mới có thể thực hiện đăng ký kinh doanh. Có nghĩa là việc thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên trong trường hợp muốn thực hiện dưới hình thức hộ kinh doanh cũng không thực hiện được.      Tại sao pháp luật lại quy định việc thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên như vậy ?      Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật lại đưa ra quy định về độ tuổi tối thiểu được thực hiện việc đăng ký kinh doanh. Bởi những hạn chế nhất định trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Một khi đã thành lập doanh nghiệp, trách nhiệm của các nhân đó sẽ là rất lớn và không phải ai cũng có thể đảm nhận được. Nó có thể là về vốn, về năng lực, trình độ chuyên môn,... Vì vậy, cá nhân muốn thành lập cần phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Việc thành lập doanh nghiệp cần phải tuân theo những quy định của pháp luật. 

2. Giải pháp trong trường hợp muốn thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên

     Trên thực tế hiện nay, việc cha mẹ có ý định chuẩn bị tài sản trước cho con cái của mình là không hề ít, thậm chí việc này còn ngày càng phổ biến như một xu hướng. Bởi, cũng xuất phát từ tình thương dành cho chúng, cả sự nghiệp làm ăn cũng là để chăm sóc, tạo cho con có một tương lại tốt đẹp. Thế nên, lúc cha mẹ đang còn khỏe mạnh, có tiềm lực kinh tế, ăn nên làm ra và có một nguồn vốn nhất định, họ muốn làm một cái gì đó cho con cái để khi về già không phải suy nghĩ. Ý định này có thể bắt nguồn từ lúc con còn rất bé. Cũng giống như trường hợp của bạn muốn thành lập một doanh nghiệp cho con trai khi mà con của bạn mới 16 tuổi_chưa đủ tuổi để đứng ra thành lập một doanh nghiệp.      Theo quy định của pháp luật như chúng tôi đã phân tích ở trên thì việc thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên là không được phép. Vì vậy, để giải quyết cho nhu cầu của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Cha mẹ với đủ điều kiện, không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 có thể tự đứng ra thành lập một doanh nghiệp tư nhân do mình làm chủ sử hữu chờ đến khi con của mình đủ tuổi sẽ thực hiện thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp đó cho con theo hình thức mua bán hoặc tặng cho.  Xem thêm:      Có nhiều bạn sẽ có thắc mắc là việc mua bán hay tặng cho doanh nghiệp tư nhân có thực hiện được hay không? Theo quy định của Bộ luật Dân sự, doanh nghiệp tư nhân cũng là một loại tài sản. Do đó, việc chuyển nhượng tài sản theo hình thức bán hay tặng cho đều có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, Điều 47 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ:
Điều 47. Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích thì người mưa, người được tặng cho, người được thừa kế phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm: 1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán, người tặng cho và người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; chữ ký của người được thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích; 2. Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế; 3. Hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho doanh nghiệp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế.
     Do vậy, chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện theo hình thức mua bán hoặc tặng cho. ---> Ở đây, chúng tôi xin tóm gọn các bước để thực hiện việc chuyển nhượng như sau: - Bước 1: Các bên (ở đây là cha mẹ và con cái) lập thành hợp đồng chuyển nhượng, trong đó có các thông tin về doanh nghiệp như: Số giấy chứng nhận ĐKKD, Mã số thuế, Mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp, giấy chứng nhận mẫu dấu, quyền và nghĩa vụ của các bên trước và sau khi chuyển nhượng doanh nghiệp (các khoản nợ của doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp, các khoản thu của doanh nghiệp, các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ tài chính…v..v..). - Bước 2: Đăng ký và làm thủ tục sang tên cho con:      Hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng bao gồm:
  • Thông báo vv đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
  • Quyết định của chủ sở hữu
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
  • Điều lệ công ty
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp
     Sau khi nhận hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp, trong thời gian 3 ngày làm việc Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, sau khi chuyển nhượng doanh nghiệp, chủ sở hữu cũ sẽ không còn tư cách pháp lý cho doanh nghiệp đã được sang nhượng. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sỡ hữu cũ đã chuyển giao toàn bộ sang cho người được chuyển nhượng. Lúc này, con của bạn sẽ trở thành chủ sở hữu mới của công ty.       Như vậy, mặc dù pháp luật còn hạn chế về độ tuổi tối thiểu được phép thành lập doanh nghiệp, cụ thể là việc thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên không được phép. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể linh hoạt để thực hiện nhu cầu thành lập doanh nghiệp cho con cái của mình ngay cả khi chúng chưa đủ tuổi. Việc thành lập trước và chuyển nhượng doanh nghiệp cho con khi đủ tuổi là một cách làm tối ưu mà các bậc làm cha làm mẹ có thể lựa chọn.

3. Tình huống tham khảo

Thưa Luật sư, tôi có nghe nói là khi thực hiện việc chuyển nhượng cần thực hiện việc kê khai thuế thu nhập cá nhân. Vậy Luật sư có thể tư vấn giúp tôi là hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân sẽ bao gồm những giấy tờ nào không ạ? Tôi xin cảm ơn./.
Trả lời: Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty bao gồm:
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ khai thuế: Trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho công ty đi nộp hồ sơ.
  • Chứng từ liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp như: phiếu thu, chi tiền, sổ hạch toán tài khoản 411,111…
  • Giấy giới thiệu.
Lưu ý: Trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân thì khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng vốn sẽ được tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai vào tờ khai tạm tính theo quý và quyết toán theo năm. Quý khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin: tên công ty, mã số doanh nghiệp, thông tin của chủ sở hữu mới. Luật Toàn Quốc sẽ tiến hành soạn thảo toàn bộ hồ sơ chuyển nhượng.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thành lập doanh nghiệp: Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, hoặc các vấn đề khác liên quan về việc  thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên hay chuyển nhượng doanh nghiệp. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất. Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ. Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về vấn đề thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên như: soạn thảo hồ sơ, giấy tờ, nhận ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, chuyển nhượng doanh nghiệp đặc biệt là hỗ trợ, tư vấn khách hàng giải quyết những vướng mắc  trong vấn đề thành lập doanh nghiệp cho người chưa thành niên.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lan Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178