• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Biên bản vi phạm hành chính...thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính...nội dung biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

  • Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
  • Biên bản vi phạm hành chính
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG

 Kiến thức cho bạn:

     Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật xây dựng 2014 
  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Nghị định 121/2013/NĐ- CP xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng..
  • Thông tư 02/2015/TT- BXD hướng dẫn thi hành nghị định 121/2013/NĐ- CP

Nội dung tư vấn:

     Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

     1. Quy định chung về lập biên bản vi phạm hành chính

     Điều 58 luật xử lý vi phạm hành chính quy định chung các vấn đề về lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

  • Các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính: Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

     Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

     Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

  • Hình thức và nội dung biên bản vi phạm hành chính: Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

     Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

  • Nguyên tắc lập văn bản vi phạm hành chính: Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

     Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

     Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

     => Theo các quy định chung nêu trên, biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng phải được lập khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về thẩm quyền lập, nội dung, hình thức, nguyên tắc luật định. Cũng cần lưu ý, theo luật xử lý vi phạm hành chính thì không phải mọi trường hợp vi phạm đều lập biên bản vi phạm hành chính (không lập biên bản vi phạm hành chính khi Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ..- điều 56  luật xử lý vi phạm hành chính) [caption id="attachment_45561" align="aligncenter" width="304"]Biên bản vi phạm hành chính Biên bản vi phạm hành chính[/caption]

     2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

     Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cần đảm bảo đúng nguyên tắc chung của luật xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, tại điều 59 nghị định 121/2013/NĐ- CP quy định những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm có:

  • Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 67, Điều 68 và Điều 69 Nghị định này. Gồm có: thanh tra viên xây dựng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
  • Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này.
  • Công chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
  • Công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: Hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
  • Người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 58 Nghị định này.
  • Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 40 Nghị định này.

     Lưu ý: điều 10 thông tư 02/2015/TT- BXD hướng dẫn mẫu biên bản vi phạm hành chính như sau: Đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ mà không quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm thì biên bản vi phạm hành chính được lập theo Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.

     Những biểu mẫu khác trong xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.

     Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:

      Quy định về biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

     Mẫu biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tự phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm

     Trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính

     Trên đây là các quy định của pháp luật về Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của quý khách hàng để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng.                                        

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178