• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải mẫu đơn xin nhận con nuôi mới nhất. Đối tượng nào được nhận nuôi con nuôi theo quy định pháp luật hiện hành

  • Tải mẫu đơn xin nhận con nuôi
  • mẫu đơn xin nhận con nuôi
  • Biểu mẫu
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Để nhận con nuôi, các cặp vợ chồng hoặc bố/mẹ nuôi cần tuân thủ đúng quy định của pháp về việc nhận con nuôi, cụ thể là cần tải mẫu đơn xin nhận con nuôi để chứng minh mình đủ điều kiện và khả năng nuôi dưỡng đứa trẻ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn xin nhận con nuôi cho người đọc.

1. Nhận con nuôi là gì?

     Con nuôi là một thuật ngữ dùng để chỉ đứa trẻ được nhận nuôi và chăm sóc như con riêng trong một gia đình mà có bố/mẹ không phải bố mẹ ruột. Theo Luật hôn nhân và gia đình, quan hệ giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi phải được xác lập bởi sự kiện nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

     Nhận nuôi con nuôi là việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ với con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi.

 

2. Mẫu đơn xin nhận con nuôi được quy định ở đâu?

     Đơn xin nhận con nuôi đã có mẫu sẵn được quy định Theo Mẫu số 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP. Như vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi, cha, mẹ nuôi cần tải mẫu này về và điền chính xác những thông tin mà mẫu đơn yêu cầu.

3. Tải mẫu đơn xin nhận con nuôi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC

Kính gửi:...................................................................[1]

  1. Phần khai về người nhận con nuôi

 

  Ông
Họ, chữ đệm, tên    
Ngày, tháng, năm sinh    
Quốc tịch    
Giấy tờ tùy thân[2]    
Nơi cư trú


 
Điện thoại/email 

 

  2. Phần khai về người được nhận làm con nuôi

Họ, chữ đệm, tên:............................................................................... Giới tính:..............................

Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................... Quốc tịch:.............................

Nơi sinh:............................................................................................................................................

Nơi cư trú:.........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Số định danh cá nhân:.......................................................................................................................

Thuộc đối tượng[3]:      

[1] Trường hợp người nhận con nuôi thường trú trong nước, thì ghi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì ghi Cơ quan đại diện Việt Nam nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì ghi rõ Sở Tư pháp nơi đăng ký việc nuôi con nuôi.

[2] Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó. Ví dụ: chứng minh nhân dân số 00108912345 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

[3] Ghi rõ đối tượng: trẻ em bị bỏ rơi/trẻ em mồ côi cả cha và mẹ/trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác/con riêng/cháu ruột.

     Để tải toàn bộ nội dung mẫu đơn xin nhận con nuôi, quý khách hàng vui lòng bấm vào đường link sau:

>>> Đơn xin nhận con nuôi trong nước

Tải mẫu đơn xin nhận con nuôi

4. Hỏi đáp về mẫu đơn xin nhận nuôi con nuôi

Câu hỏi 1. Khi nào quan hệ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi phát sinh?

     Quan hệ nuôi dưỡng phát sinh khi hoàn thành thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, tức là đã được ghi vào sổ đăng kí hộ tịch để chính thức công nhận quan hệ giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi là quan hệ giữa cha mẹ và con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Câu hỏi 2. Điều kiện của người được nhận làm con nuôi được quy định như thế nào?

Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định điều kiện của người được nhận làm con nuôi như sau:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi
    hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
  • Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Câu hỏi 3. Những hành vi bị cấm trong thực hiện nuôi con nuôi?

Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định các hành vi bị cấm như sau:

  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
  • Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
  • Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
  • Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
  • Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
  • Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

     Bài viết liên quan: 

      Để được tư vấn chi tiết về Mẫu đơn xin nhận con nuôi, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178