• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải mẫu biên bản họp gia đình về việc phân chia di sản thừa kế... Biên bản họp gia đình là sự thỏa thuận của các thành viên trong gia đình

  • Tải mẫu biên bản họp gia đình về việc phân chia di sản thừa kế
  • Biên bản họp gia đình
  • Biểu mẫu
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Mẫu biên bản họp gia đình được quy định tại đâu?

     Mẫu biên bản họp gia đình là loại văn bản thường được dùng trong trường hợp các thành viên trong gia đình tổ chức cuộc họp để thỏa thuận, thống nhất về một vấn đề nào đó, thường là về vấn đề phân chia di sản thừa kế do người chết để lại.

     Các nội dung được các thành viên trao đổi, thỏa thuận, thống nhất trong buổi họp gia đình được ghi lại trong biên bản họp sẽ đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch.

     Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định về mẫu biên bản họp gia đình, do đó, trong trường hợp cần thiết phải lập biên bản họp gia đình các bạn có thể tham khảo biểu mẫu do các tổ chức hành nghề luật sư soạn thảo, sau đó chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình thực tế của mình.

2. Mẫu biên bản họp gia đình được quy định tại đâu?

     Mẫu biên bản họp gia đình là loại văn bản thường được dùng trong trường hợp các thành viên trong gia đình tổ chức cuộc họp để thỏa thuận, thống nhất về một vấn đề nào đó, thường là về vấn đề phân chia di sản thừa kế do người chết để lại.      Các nội dung được các thành viên trao đổi, thỏa thuận, thống nhất trong buổi họp gia đình được ghi lại trong biên bản họp sẽ đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch.      Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định về mẫu biên bản họp gia đình, do đó, trong trường hợp cần thiết phải lập biên bản họp gia đình các bạn có thể tham khảo biểu mẫu do các tổ chức hành nghề luật sư soạn thảo, sau đó chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình thực tế của mình.

3. Tải mẫu biên bản họp gia đình về việc phân chia di sản thừa kế

     Dưới đây là mẫu biên bản họp gia đình về việc phân chia di sản thừa kế, bạn có thể tham khảo và sử dụng trong trường hợp cần thiết:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  - Tự do - Hạnh phúc

------*------

                                                              ……, ngày …. tháng …. năm 20….

 

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

( V/v: Phân chia phần đất thừa kế)

 

     Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông ….. (1): Đội…., xã ….., huyện ……, tỉnh ……... Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Ông ……. và Bà ….. (tức …..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

     Thành phần tham dự cuộc họp: (2)

…………...........……………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….

     Nội dung cuộc họp: (3)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………….........................................................

     Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

     Tán thành:               

     Không tán thành:          

     Ý kiến khác:                 

     Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành (4) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

     Chữ ký của người tham gia cuộc họp

Các thành viên                                                  Các thành viên

(Ký và ghi rõ họ tên)                                             (Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ..............

Hướng dẫn cách ghi biên bản họp gia đình:

(1): Ghi rõ họ và tên,

(2): Ghi rõ họ và tên của những người có mặt tại buổi họp gia đình

(3): Ghi chi tiết diễn biến cuộc họp, thỏa thuận được về những vấn đề gì, người nào có quyền và nghĩa vụ ra sao.

(4): Số lượng bản họp gia đình được lập và giao cho từng người.

>>> Tải mẫu biên bản họp gia đình

4. Hỏi đáp về Mẫu biên bản họp gia đình

Câu hỏi 1: Có cần tất cả thành viên có mặt khi ký biên bản họp gia đình?

     Có thể không bắt buộc mọi thành viên trong gia đình phải có mặt ký thực hiện chứng thực biên bản họp gia đình. Những người vắng mặt có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình việc ký tên.      Lưu ý: Nếu còn việc ủy quyền giữa các thành viên thì trong biên bản họp gia đình cũng phải nêu rõ việc ủy quyền này. Nếu ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực thì ghi rõ nội dung ủy quyền theo văn bản ủy quyền được công chứng/chứng thực số công chứng/số chứng thực bao nhiêu…

Câu hỏi 2: Cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực biên bản họp gia đình?

     Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thẩm quyền chứng thực biên bản họp gia đình gồm:
  • Phòng tư pháp cấp huyện: Chứng thực hợp đồng, giao dịch có tài sản là động sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản là động sản.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã: Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, thực hiện quyền của người sử dụng đất, về nhà ở, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản; văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là động sản, quyền của người sử dụng đất, nhà ở.
  • Cơ quan đại diện chứng thực hợp đồng, giao dịch mà tài sản là động sản.

Câu hỏi 3: Thời gian chứng thực biên bản họp gia đình? 

     Thời hạn chứng thực là ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ, yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu các bên gửi yêu cầu sau 15 giờ. Bài viết liên quan:       Mọi thắc mắc liên quan đến Mẫu biên bản họp gia đình quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ tư vấn.       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178