• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm ở công ty thì bị xử lý như thế nào? Liên hệ 19006500 để được tư vấn

  • Sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm ở công ty thì bị xử lý như thế nào?
  • sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm
  • Tư vấn luật bảo hiểm
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

      Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về giấy ra viện giả như: Giấy ra viện giả là gì, sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm hưởng bảo hiểm xã hội bị xử lý như thế nào, người bán giấy ra viện giả bị xử lý như thế nào... đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm ở công ty thì bị xử lý như thế nào.

1. Giấy ra viện là gì? 

     Giấy ra viện là một loại giấy được cung cấp bởi bệnh viện hoặc cơ sở y tế để xác nhận rằng người bệnh đã hoàn tất quá trình điều trị và đã được cho phép ra khỏi bệnh viện. Giấy ra viện thường bao gồm thông tin về tình trạng sức khỏe và các hướng dẫn sau xuất viện.

     Ngoài ra, giấy ra viện là tài liệu quan trọng để xác nhận tình trạng bệnh của người được hưởng bảo hiểm và có vai trò quan trọng trong quy trình giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội liên quan đến ốm đau. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ dựa vào các thông tin trên giấy ra viện để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và từ đó đưa ra quyết định về việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người được hưởng bảo hiểm. sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm

2. Sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm hưởng bảo hiểm xã hội bị xử lý như thế nào?

     Hiện nay, có rất nhiều trường hợp sử dụng giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ ốm giả để hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Nguyên nhân của tình trạng trên là do người lao động nghỉ việc cá nhân nhưng tìm cách mua giấy xác nhận, giấy ra viện để được thanh toán chế độ. Với những giấy tờ giả trên, nếu sự việc trót lọt, người lao động có thể trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội tùy theo thời gian nghỉ ốm, nằm viện.

    Thực tế hiện nay khi phát hiện ra giấy tờ giả, chứng từ giả nếu thuộc trường hợp nhẹ và ít nghiêm trọng, cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể tiếp cận với đơn vị sử dụng lao động, phản ánh lại tình hình để đơn vị quản lý lao động rút kinh nghiệm. Người lao động có thể bị xử lý kỷ luật theo nội quy nơi làm việc.

     Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, hành vi sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy tính chất, mức độ hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:

a) Xử phạt hành chính:

      Theo Điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 39. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; [...]

      Theo đó, nếu người lao động sử dụng giấy ra viện giả để nộp hồ sơ xin nghỉ việc hưởng các chế độ ốm đau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng 

b) Truy cứu trách nhiệm hình sự:

     Nếu nhận thấy số tiền bị trục lợi lớn, có quy mô, cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể yêu cầu cơ quan Công an điều tra hành vi này. Nếu nhận thấy có đủ cấu thành tội phạm thì bạn có thể bị khởi tố về tội trục lợi bảo hiểm quy định tại Điều 214 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Theo đó, người lao động sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm với mục đích trục lợi bảo hiểm theo quy định trên có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Người bán giấy ra viện giả bị xử lý như thế nào?

      Hiện nay, căn cứ nhu cầu của người lao động cần giấy ra viện để được hưởng chế độ ốm đau, hoặc để hợp thức hóa việc nghỉ làm của mình, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang rao bán giấy ra viện, giấy nghỉ ốm với mức giá từ thấp đến cao tùy vào thời gian nghỉ. Theo quy định của pháp luật, những hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. 

     Quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
...
126. Sửa đổi, bổ sung Điều 341 như sau:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

4. Hỏi đáp về sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm ở công ty thì bị xử lý như thế nào

Câu hỏi 1. Nhận biết giấy ra viện giả như thế nào ?

     Theo quy định hiện nay tại Thông tư 56/2017/TT-BYT, hồ sơ của người nghỉ ốm để được hưởng BHXH phải tuân thủ theo Mẫu giấy ban hành đi kèm với Thông tư 56. Nếu giấy ra viện không đúng quy định với mẫu giấy trên thì cơ quan BHXH không thể tiến hành thủ tục giải quyết cho người lao động

Câu hỏi 2. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được cấp phải đáp ứng những yêu cầu gì? 

  • Được cấp bởi cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động và người hành nghề được ký vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải theo sự phân công của người đứng đầu tại cơ sở KCB đó;
  • Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB đó và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải đúng với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyển môn của Bộ Y tế.

Câu hỏi 3. Giấy ra viện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?

     Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ BHXH gồm: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất. Trong đó giấy ra viện là giấy tờ quan trọng được tổ chức BHXH dùng làm căn cứ để giải quyết và xét hưởng các chế độ thai sản và chế độ ốm đau cho bệnh nhân đang tham gia BHXH.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về sử dụng giấy ra viện giả để xin nghỉ làm ở công ty thì bị xử lý như thế nào, quý khách xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178