Sang tên xe máy viết tay có được không?
14:24 28/07/2020
Bạn mới mua xe máy cũ, nhưng chỉ có giấy mua bán viết tay. Bạn không biết có thể sang tên xe máy viết tay được không? Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
- Sang tên xe máy viết tay có được không?
- Sang tên xe máy viết tay
- Hỏi đáp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Sang tên xe máy viết tay
Câu hỏi của bạn về sang tên xe máy viết tay:
Chào anh (chị), em muốn tư vấn về sang tên đổi chủ xe máy ạ. Em mới mua lại một chiếc xe máy cũ nhưng chỉ có giấy bán xe viết tay của chủ cũ thì em có thể làm giấy tờ sang tên đổi chủ được không ạ?
Câu trả lời của Luật sư về sang tên xe máy viết tay:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về sang tên xe máy viết tay. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về sang tên xe máy viết tay như sau:
1. Căn cứ pháp lý về sang tên xe máy viết tay:
2. Nội dung tư vấn về sang tên xe máy viết tay:
Sang tên xe là thủ tục chuyển quyền sở hữu xe (do mua bán, tặng cho, thừa kế) từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng quyền. Thủ tục này là thủ tục bắt buộc để bảo vệ quyền lợi của các bên sau khi làm thủ tục mua bán/tặng cho/ thừa kế. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau: [caption id="attachment_199590" align="aligncenter" width="431"] Sang tên xe máy viết tay[/caption]
2.1. Giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục sang tên xe máy
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA có quy định về giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe như sau:
Điều 10. Giấy tờ của xe
1. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
a) Quyết định bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật.
b) Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật.
c) Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
d) Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định (đối với xe Công an); của Bộ Tổng tham mưu (đối với xe Quân đội).
đ) Văn bản đồng ý cho bán xe của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp kèm theo hợp đồng mua bán và bản kê khai bàn giao tài sản đối với xe là tài sản của doanh nghiệp nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
e) Quyết định phân bổ, điều động xe của Bộ Công an (xe được trang cấp) hoặc chứng từ mua bán (xe do các cơ quan, đơn vị tự mua sắm) đối với xe máy chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh của Công an nhân dân.
g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Trường hợp chủ xe là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân hoặc cá nhân nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Về nguyên tắc, một trong các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục sang tên xe là hợp đồng/văn bản mua bán xe. Đặc biệt, đối với giấy tờ bán xe thì nếu là hợp đồng mua bán xe thì phải làm thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng; nếu là văn bản mua bán xe thì phải làm thủ tục chứng thực tại UBND các cấp.
Trong trường hợp của bạn, bạn có giấy tờ xe mua bán xe nhưng giấy tờ mua bán xe của bạn lại là giấy tờ viết tay nên đây là hợp đồng giao dịch vi phạm về hình thức, không đáp ứng giấy tờ của việc sang tên xe
2.2. Các trường hợp giao dịch vi phạm về hình thức nhưng không bị vô hiệu
Căn cứ theo quy định tại Điều 129 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Như vậy, trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức sẽ vị vô hiệu, trừ hai trường hợp. Trong đó có một trường hợp là giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên, Toá án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó thì giao dịch đó không bị coi là vô hiệu.
Tức là, trong trường hợp của bạn chỉ có giấy mua bán viết tay, nhưng nếu bạn đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ ghi trong hợp đồng (như là trả tiền mua xe cho bên bán) thì bạn có thể yêu cầu Toà án công nhận hiệu lực của giao dịch này. Nếu Toà án sau khi xem xét vụ việc và đưa ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch thì giao dịch này không cần thực hiên việc công chứng, chứng thực nữa. Khi đó bạn có thể thực hiện thủ tục sang tên xe như bình thường. [caption id="attachment_199591" align="aligncenter" width="497"] Sang tên xe máy viết tay[/caption]
2.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu
Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Về nguyên tắc, trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường;...
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn không chứng minh được bạn đã thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ ghi trong văn bản mua bán viết tay thì Toà án sẽ không công nhận hiệu lực của giao dịch của bạn, khi đó giao dịch của bạn vô hiệu do vi phạm các quy định về hình thức. Lúc này sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền. Nên bạn có thể yêu cầu người bán trả lại tiền bạn đã đưa để mua xe và bạn trả lại xe cho người bán. Trong trường hợp người bán không chịu trả lại tiền thì bạn có thể làm thủ tục khởi kiện ra Toà để đảm bảo quyền lợi của bạn.
Tóm lại, Giấy tờ mua bán xe phải làm thủ tục công chứng hoặc chứng thực mới đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Đối với giấy tờ mua bán xe viết tay của bạn, bạn cần chứng mình bạn đã thực hiện hai phần ba nghĩa vụ trong giấy tờ đó và yêu cầu Toà án công nhận hiệu lực của giao dịch này; thì bạn mới có thể làm thủ tục sang tên xe.
Bài viết tham khảo
Để được tư vấn chi tiết về Sang tên xe máy viết tay, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Dân sự 19006500 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected] . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hải Anh