Quy định về trầm cảm là bệnh điều trị dài ngày
16:15 13/11/2023
Trầm cảm là một căn bệnh mà người bệnh luôn phải trải qua sự đau đớn, tuyệt vọng về mặt tâm lý và được xếp vào nhóm bệnh điều trị dài ngày.

Quy định về trầm cảm là bệnh điều trị dài ngày
bệnh điều trị dài ngày
Tư vấn luật bảo hiểm
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trầm cảm là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà ngày càng diễn ra phổ biến. Vậy đây có được quy định là bệnh điều trị dài ngày và các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động mắc bệnh trầm cảm được quy định như thế nào. Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Trầm cảm có phải là bệnh điều trị dài ngày không?
Bệnh điều trị dài ngày là những bệnh khi mắc phải, người lao động phải mất một khoảng thời gian dài để điều trị và phục hồi. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào, người lao động mắc bệnh và cần nhiều ngày để chữa trị cũng được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Thông tư 46/2016/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh trầm cảm tái diễn nằm trong mục F33 theo phân loại bệnh tật ICD 10 là bệnh tâm thần. Vì vậy, trầm cảm được quy định là một bệnh cần phải điều trị dài ngày.
2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị bệnh điều trị dài ngày
Không phải trường hợp nào khi người lao động mắc bệnh cũng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Để được hưởng chế độ này, người lao động phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Cụ thể, đối với chế độ ốm đau, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
- Người lao động theo quy định bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế
- Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghie việc do tự hủy hoại sức khỏa, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
Như vậy, việc người lao động mắc bệnh trầm cảm đã đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 để được hưởng chế độ ốm đau.
3. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh trầm cảm
Theo quy định của pháp luật, mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động bị mắc bệnh điều trị dài ngày được tính như sau:
- Mức hưởng được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
- Người lao động đã hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.Cụ thể:
Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên
Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm
4. Hỏi đáp về quy định về trầm cảm là bệnh điều trị dài ngày
Câu hỏi 1: Đối tượng người lao động nào thì được áp dụng chế độ ốm đau?
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
Câu hỏi 2: Người lao động bị trầm cảm được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian bao lâu?
Người lao động mắc bệnh trầm cảm - thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật BHXH 2014. Theo đó:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
- Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định như trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội
Câu hỏi 3: Người lao động bị trầm cảm có được hưởng dưỡng sức, phục hồi không?
Để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, pháp luật cũng cho phép họ được hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau. Đối với trường hợp người lao động mắc bệnh trầm cảm, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Nếu không có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định nhưng chỉ được nghỉ tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở
Bài viết liên quan:
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội
- Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Các chế độ bảo hiểm xã hội
- Quy định về quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
- Tư vấn trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
Để được tư vấn chi tiết về quy định về trầm cảm là bệnh điều trị dài ngày, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6500 để được hỗ trợ.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Hải Đường