• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường không? Học tập là quyền lợi của mọi trẻ em khi sinh ra.Dù là ở trường hợp nào đi nữa thì quyền học tập

  • Trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường hay không?
  • Trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường

Câu hỏi của bạn về trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường: 

     Luật sư cho em hỏi em đơn thân nuôi con, trên giấy khai sinh của con em chỉ có tên mẹ không có tên bố,em cũng chưa từng đăng ký kết hôn, nay con em vào lớp 5 tuổi, trường yêu cầu phải có cả CMT của bố để nhập vào phần mềm mới cung cấp được cho con em mã số để đi học. Em có nói là con em không có gì liên quan đến bố, nhưng được trả lời là nếu bố chết thì có giấy của xã xác nhận đã chết, còn sống thì vẫn phải kê cả bố.
     Vậy em phải làm gì để con em đi học không cần kê khai bố ạ?

Câu trả lời của Luật sư về trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường như sau:

1. Căn cứ pháp lý về trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường:

2. Nội dung tư vấn về trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường:

     Học tập là quyền lợi của mọi trẻ em khi sinh ra. Tuy nhiên, bố mẹ đôi khi cũng gặp khó khăn, lo lắng về việc đến trường của trẻ vì bố mẹ chưa kết hôn, khai sinh của con không có tên bố hoặc mẹ,...Dù là ở trường hợp nào đi nữa thì quyền học tập của trẻ cũng không được phủ nhận và luôn được tạo điều kiện để trẻ được đến trường. Dưới đây là tư vấn của chúng tôi:

2.1. Quy định về thủ tục nhập học của học sinh:

     Theo Điều 10, Luật giáo dục quy định:

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

     Như vậy, học tập là quyền của mỗi người và được nhà nước tạo điều kiện để thực hiện quyền đó một cách tốt nhất, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.

 - Trẻ em được đến trường chia làm 3 đối tượng:

  • Học sinh có hộ khẩu thường trú thuộc địa bàn tại trường nơi nhập học
  • Học sinh có hộ khẩu thường trú tại quận /huyện khác nhưng đang cư trú thực tế tại địa bàn địa bàn tuyển sinh trong phạm vi cùng tỉnh/ thành phố.
  • Học sinh có nơi tạm trú tại địa bàn trường tuyển sinh nhưng hộ khẩu thường trú không thuộc địa bàn tuyển sinh.

- Hồ sơ nhập học bao gồm:

  • Đơn xin học (theo mẫu);
  • Bản sao giấy khai sinh (kèm theo bản chính để đối chiếu);
  • Bản phô tô sổ hộ khẩu (không cần công chứng, kèm theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy hẹn đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu của Công an quận hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của Công an cấp phường, xã, thị trấn;

- Các thông tin cần kê khai:

Cha/mẹ cần cung cấp những thông tin bắt buộc sau khi nhập học cho trẻ:

  • Thông tin về con: Họ và tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, dân tộc;
  • Thông tin cha mẹ (có thể chỉ cần thông tin của cha hoặc mẹ): Họ và tên, năm sinh, số Chứng minh thư (hoặc Căn cước công dân), số điện thoại, email (có thể sử dụng email của người khác nếu cha mẹ học sinh không có);
  • Thông tin hộ khẩu thường trú: Tỉnh/Thành phố, Quận/Huyện, Phường/Xã, Khu phố/Thôn, Tổ/Xóm (địa chỉ chi tiết nếu địa phương đó cấp).
  • Nơi ở hiện tại (Nơi cư trú hiện tại);

     Từ các thông tin ở trên có thể thấy, hồ sơ, giấy tờ cần thiết để trẻ được đến trường gồm có giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, thông tin cá nhân của cha hoặc mẹ.   [caption id="attachment_171743" align="aligncenter" width="450"] Trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường [/caption]

2.2. Tư vấn về việc để trẻ đi học không cần kê khai tên bố:

     Trong trường hợp của bạn, nếu con bạn có nơi thường trú và tạm trú rồi và đã được khai sinh, bạn chỉ cần kê khai thông tin của bạn cùng hồ sơ nhập học là đủ điều kiện để con bạn đến lớp mà không cần thông tin của bố.

     Việc trường của con bạn yêu cầu cả CMT của bố và mẹ là không đúng với quy định của pháp luật, bạn nên kiến nghị với hiệu trưởng nhà trường để đảm bảo quyền lợi của con bạn. Nếu nhà trường vẫn không giải quyết thì bạn kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

     Đến trường là quyền lợi của mọi đứa trẻ. Cha, mẹ, nhà trường,xã hội luôn luôn hỗ trợ, tạo điều kiện để con được thực hiện quyền lợi đó. Không ai có quyền cản trở quyền học tập của con, mọi hành vi gây khó khăn, hạn chế quyền học tập của trẻ đều vi phạm pháp luật   Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về trẻ khai sinh không có tên bố có được đến trường, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn hôn nhân 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Lê Thảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178