• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Theo quy định trên, các Phòng công chứng và Văn phòng công chứng khi thực hiện hành nghề công chứng đều phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc trên...

  • Nguyên tắc hành nghề công chứng theo quy định năm 2020
  • Nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020
  • Pháp luật công chứng
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020

Câu hỏi của bạn về nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020

     Thưa Luật sư, cho tôi hỏi nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020 như thế nào? Có thay đổi so với các năm trước không?. Xin chân thành cảm ơn Luật sư đã tư vấn.

Câu trả lời của Luật sư về nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020 như sau:

1. Căn cứ pháp lý về nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020

2. Nội dung tư vấn về nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020

     Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Vì vậy, người làm công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề sau: [caption id="attachment_183391" align="aligncenter" width="356"] Nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020[/caption]

2.1. Nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020

     Căn cứ theo Điều 4 Luật công chứng năm 2014 thì khi hành nghề công chứng năm 2020 phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

"1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Khách quan, trung thực.

3. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng."

     Theo quy định trên, các Phòng công chứng và Văn phòng công chứng khi thực hiện hành nghề công chứng đều phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc trên. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2.2. Các hành vi bị cấm khi hành nghề công chứng

     Theo quy định tại Điều 7 Luật công chứng 2014 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi hành nghề công chứng bao gồm:

  • Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
  • Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
  • Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
  • Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;
  • Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
  • Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
  • Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
  • Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
  • Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
  • Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
  • Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

     Ngoài ra, pháp luật còn nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân giả mạo người yêu cầu công chứng; người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng; Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực và cản trở hoạt động công chứng.

     Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Nguyên tắc hành nghề công chứng năm 2020  quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật công chứng: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Huyền Trang  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178