• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật HNGD quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau ly hôn: “ Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn
  • nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG SAU LY HÔN

Kiến thức của bạn:

     Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn theo quy định tại điều 115, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Kiến thức của Luật sư

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn:

Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: 

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

     Theo quy định tại Khoản 24, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình .”

     Điều 115, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “ Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

1. Điều kiện phát sinh quyền yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng

- Có sự túng thiếu của một bên;

- Tồn tại khả năng hỗ trợ của bên kia.     

     Nếu hai vợ chồng  đều túng thiếu, thì mỗi người phải tự xoay sở. Nếu tất cả đều không túng thiếu, thì không ai có trách nhiệm cấp dưỡng cho ai.

     Thứ nhất, sự túng thiếu  được  phát sinh từ tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Vậy như thế nào là không có khả năng lao động?  Người thất nghiệp chưa chắc là không có khả năng lao động; người tật nguyền cũng có thể có khả năng lao động;...Tóm lại được coi là có lý do chính đáng khi lâm vào tình trạng khó khăn túng thiếu là do những điều kiện khách quan mà có: bị ốm đau, bệnh tật nên không thể tự lao động để nuôi bản thân.

     Bên nào có yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng thì bên đó có nghĩa vụ phải chứng minh sự khó khăn , túng thiếu của mình.

     Thứ hai, bên được yêu cầu cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng. Để đánh giá khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể dựa vào hai yếu tố: Thu nhập thường xuyên và tài sản hiện có hoặc một người tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng lại có tài sản sau khi đă trừ đi chi phí cần thiết cho bản thân thì cũng được coi là có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Mức cấp dưỡng giữa vợ chồng.

     Mức cấp dưỡng do hai vợ chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn chấm dứt khi bên được cấp dưỡng kết hôn với người khác.

     Đây là một quy định của pháp luật thể hiện tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và nâng cao giá trị đạo đức xã hội, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, thể hiện tình nghĩa vợ chồng ngay cả khi quan hệ vợ chồng đã không còn được pháp luật bảo hộ.

     Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tng đài tư vn lut hôn nhân min phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.

     Trân trọng /./.

Liên kết tham khảo:

   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178