Ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trước khi ly hôn
11:10 13/06/2019
Ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi ly hôn của một bên, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự,....
- Ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trước khi ly hôn
- tẩu tán tài sản
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGĂN CHẶN VIỆC TẨU TÁN TÀI SẢN TRƯỚC KHI LY HÔN
Kiến thức của bạn:
Ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trước khi ly hôn theo pháp luật hiện hành.
Kiến thức của Luật sư:
Thực tế, có rất nhiều tài sản được hình thành trong thời gian hôn nhân tuy nhiên tài sản đó chỉ đứng tên một bên. Trước khi ly hôn, họ muốn chuyển số tài sản cho người khác đứng tên nhằm mục đích tẩu tán tài sản. Trường hợp này xử lý ra sao?
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
2. Nội dung câu trả lời:
Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Về việc ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi ly hôn của một bên, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
“1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.......”
Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
“.... 6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.”
Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn (bắt đầu từ thời điểm thụ lý vụ án), nếu thấy có cơ sở cho rằng một trong hai bên sẽ có hành vi tẩu tán tài sản thì bên còn lại có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 114.
Lưu ý:
Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. (K 1, Đ 113, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Tóm lại, trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, nếu có căn cứ cho rằng một trong hai bên có hành vi tẩu tán tài sản trước khi ly hôn thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn.
Trên đây là những kiến thức pháp lý liên quan về việc tẩu tán tài sản trước khi ly hôn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo: