• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế...Biên bản họp ...Chúng tôi đã tiến hành họp gia đình và thống nhất các nội dung

  • Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế
  • mẫu biên bản họp gia đình
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

    Biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế là gì, cách lập như thế nào, có cần lưu ý gì không. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn bạn đọc mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế ngay sau đây.

1. Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế được hiểu như thế nào?

     Khi các bên thừa kế theo pháp luật hoặc được thừa kế theo di chúc thì các bên có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người đã mất, các bên (đồng thừa kế) có thể cử một người đại diện đứng ra làm các thủ tục này thông qua biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế. Biên bản này thể hiện mong muốn, thống nhất chung của các thành viên trong gia đình, ghi lại mong muốn, nguyện vọng của các đồng thừa kế .

2. Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------- 

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

     Chúng tôi gồm có:

  1. Ông ( Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do …..cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……...
  2. Ông ( Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do …..cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……...
  3. Ông ( Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do …..cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……...
  4. Ông ( Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do …..cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……...

      Chúng tôi đã  tiến hành họp gia đình và thống nhất các nội dung dưới đây:

      -    Chúng tôi là vợ và các con đẻ của ông . Ông ….. sinh năm …., mất ngày ……., nơi thường trú cuối cùng trước khi mất: ………... Bố mẹ đẻ của ông……… đã mất trước ông……. Trước khi chết, ông ……….. có vợ là bà ……..và ba người con đẻ là các anh/ chị: ……….., ………. Và……………

      -    Ngày … /…. /….., ông ….. đã ký “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ………, với Công ty ……. để mua căn hộ số …., tầng ….., tòa nhà chung cư ….., thuộc dự án………….. Chi tiết căn hộ và các điều khoản mua bán cụ thể được thể hiện trong hợp đồng nêu trên.

      -    Để thuận tiện cho việc làm các thủ tục liên quan đến quyền thừa kế tài sản của ông _____ - chúng tôi thống nhất: bà ____ sẽ là người đại diện cho các đồng thừa kế của ông _____ trực tiếp làm việc với chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên Mua phát sinh tại “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ……….. nên trên. Bà ……. được đại diện và nhân danh các đồng thừa kế để làm thủ tục xin cấp và nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ số …., tầng ….., tòa nhà chung cư ….., thuộc dự án…….., theo quy định của Pháp luật.

     *   Chúng tôi xin cam đoan:

      -    Những thông tin về nhân thân, tài sản và nội dung đã trình bày trong biên bản này là đúng sự thật;

     -    Chúng tôi đã tự đọc/nghe đọc lại toàn bộ văn bản, đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi lập văn bản và cùng tự nguyện ký tên/ điểm chỉ vào văn bản này để làm bằng chứng.

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA LẬP BIÊN BẢN      Bạn có thể tải mẫu biên ban họp gia đình theo mẫu dưới đây:

>>Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế

3. Lưu ý khi lập biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế

     Khi soạn thảo biên bản họp gia đình cử đại diện các đồng thừa kế bạn cần chú ý đảm bảo những nội dung như sau:

  • Trên cùng sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Thời gian, địa điểm viết biên bản;
  • Thành phần tham dự cuộc họp gia đình: cần phải ghi đầy đủ số lượng, họ và tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số điện thoại,… của tất cả những người tham gia họp;
  • Cần cử một người ghi lại đầy đủ nội dung của cuộc họp: Chủ yếu là các thông tin về tài sản, thừa kế, thời hạn hưởng, những giấy tờ liên quan nếu có;
  • Quyết định cuối cùng của việc chia di sản: Chia cho ai, chia bao nhiêu, quyền và nghĩa vụ của những người nhận tài sản được quy định như thế nào,…
  • Biểu quyết: Các thành viên dự họp sẽ cùng nhau đưa ra biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành hoặc có ý kiến khác đối với quyết định trong biên bản;
  • Khi đã thống nhất xong, cần phải đọc lại một lượt biên bản thỏa thuận cho tất cả mọi người có mặt cùng nghe, sau đó xác nhận tất cả những thông tin là hợp lý và tự nguyện;
  • Những người tham gia cuộc họp ký tên đầy đủ;
  • Có chứng nhận của bên thứ ba (thông thường là cơ quan có thẩm quyền tại địa phương);
  • Biên bản họp gia đình cử người đại diện nên viết bằng tiếng phổ thông, không viết tắt, đảm bảo đúng chính tả, dễ đọc hiểu, áp dụng.

mẫu biên bản họp gia đình

4. Câu hỏi liên quan mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện

Câu hỏi 1. Có cần công chứng biên bản họp gia đình cử người đại diện các đồng thừa kế không?

     Biên bản họp gia đình cần được công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng để đảm bảo hiệu lực pháp lý đầy đủ.

Câu hỏi 2. Họp gia đình cử người đại diện đồng thừa kế bằng lời nói được không?

     Theo Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế, theo đó mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản, có nghĩa nếu thỏa thuận bằng lời nói sẽ không có hiệu lực pháp luật.

Câu hỏi 3. Cách xác định người thừa kế theo pháp luật trong biên bản thừa kế

     Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Bà nội, ông nội, bà ngoại, ông ngoại, chị ruột, anh ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bà nội, ông nội, bà ngoại, ông ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; chú ruột, bác ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chế là chú ruột, bác ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Bài viết liên quan:

     Nếu còn thắc mắc về mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn phí 19006500 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Tiến Đạt

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178