Luật thương mại 2023 mới nhất
13:49 30/10/2023
Luật thương mại quy định Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam...Luật thương mại 2023 có hiệu lực từ ngày...
- Luật thương mại 2023 mới nhất
- Luật thương mại 2023
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Khái quát chung về luật thương mại năm 2023
Luật thương mại là văn bản quy phạm pháp luật tương đối ổn định. Bước sang năm 2023, Sau hơn 17 năm được ban hành và thực hiện, Luật Thương mại 2005 vẫn có hiệu lực thi hành và có một số nội dung nổi bật sau:
- Quy định về mức phạt hợp đồng: Luật cho phép các bên được tự thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Luật khống chế mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
- Thêm 2 trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng:
-
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
- Nhà đầu tư nước ngoài được mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
- Mở rộng các hình thức khuyến mại: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi; Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí,….
- Quy định về Ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại
- Giới hạn trách nhiệm tối đa của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic: Nếu các bên không có thoả thuận thì nếu khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường…..
Luật thương mại 2023 (hay luật thương mại 2005) có phạm vi điều chỉnh đối với các mối quan hệ sau:
- Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
- Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.
2. Nội dung luật thương mại
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2005 |
LUẬT
THƯƠNG MẠI
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hoạt động thương mại.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
MỤC 1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này. 3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này. 2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. 3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
2. Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
(……………………………………………….)
>> Bạn có thể tải luật thương mại 2022: Tại đây
2. Câu hỏi liên quan đến Luật Thương mại
Câu hỏi 1: Thương nhân được hiểu như thế nào trong luật thương mại?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Câu hỏi 2: Có những loại hoạt động thương mại nào được quy định trong luật thương mại?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Câu hỏi 3: Có những loại chế tài thương mại nào được quy định trong luật thương mại?
Căn cứ Điều 292 Luật Thương mại năm 2005 quy định về các loại chế tài như sau:
Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
1. Phạt vi phạm.
2. Buộc bồi thường thiệt hại.
3. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
4. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
5. Huỷ bỏ hợp đồng.
6. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Bài viết liên quan đến luật thương mại năm 2023
- Trọng tài thương mại và bản chất pháp lý
- Các hành vi bị pháp luật cấm trong hoạt động khuyến mại
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
- Mẫu báo cáo nhượng quyền thương mại của thương nhân nhượng quyền
- Soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng vốn
Mọi thắc mắc liên quan đến luật thương mại 2023 hay có những thắc mắc khác, thì quý khách hãy gọi điện đến tổng đài 19006500 để được tư vấn giải quyết
Luật Toàn Quốc xin trân thành cảm ơn/
Chuyên viên: Việt Hùng