• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật hôn nhân mấy đời được lấy nhau theo quy định của pháp luật, nam nữ cách nhau mấy đời có thể lấy được nhau

  • Luật hôn nhân mấy đời được lấy nhau theo quy định của pháp luật
  • Luật hôn nhân mấy đời được lấy nhau
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

       Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về họ hàng mấy đời được kết hôn: Kết hôn là gì, quy định của luật hôn nhân họ hàng mấy đời được kết hôn, cách xác định phạm vi ba đời để tiến hành đăng ký kết hôn…. đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về họ hàng mấy đời được kết hôn.

1. Kết hôn là gì? 

     Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

[...]

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

     Có thể hiểu, kết hôn là cơ sở pháp lý xác lập quan hệ vợ chồng giữa một người nam và một người nữ. Khi xác lập quan hệ vợ chồng, các chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khi kết hôn và đăng ký kết hôn.

2. Quy định của luật hôn nhân họ hàng mấy đời được kết hôn.

     Theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và và gia đình quy định cấm hành vi:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

[...]

2. Cấm các hành vi sau đây:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

     Như vậy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên mới được kết hôn với nhau. Quy định này dựa trên cơ sở khoa học là tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh tăng lên rõ rệt ở những cặp kết hôn họ hàng, tác hại này dẫn đến suy thoái nòi giống. Do vậy, quy định này đặt ra nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự phát triển bền vững và hạnh phúc của gia đình. Dựa trên yếu tố phong tục, tập quán, đạo đức xã hội Việt Nam thì việc cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau còn có tác dụng làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam.

3.  Cách xác định phạm vi ba đời để tiến hành đăng ký kết hôn

     Tại Khoản 18  Điều 3 Luật hôn nhân gia đình  2014 có giải thích như sau:      “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”      Để kết hôn được với nhau thì phải từ đời thứ 4 là con của anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì. Dưới đây là sơ đồ mô phỏng thứ tự các đời:      A và B có các người con là: H và K. Sau đó, H có con là F1 và F2 và K có con là Q1 và Q2.      Đời thứ nhất được xác định là: A và B ( ông bà)      Đời thứ hai: H và K ( Cha mẹ)      Đời thứ ba: F1; F2; Q1 và Q2 ( Các cháu).      Đời thứ tư: con của F1, F2, Q1, Q2. (Các chắt )      Như vậy, nếu ở đời thứ 3: F1, F2, Q1, Q2 lấy nhau thì sẽ bị pháp luật cấm vì vẫn trong phạm vi ba đời. Từ đời thứ 4 là thế hệ con của F1, F2, Q1, Q2 trở đi thì pháp luật cho phép kết hôn. Luật hôn nhân mấy đời được lấy nhau

4. Hỏi đáp về Luật hôn nhân mấy đời được lấy nhau

Câu hỏi 1. Vợ chồng ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng có cần đăng ký kết hôn không? 

     Căn cứ Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký kết hôn: 
  • Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
  • Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý
  • Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
     Như vậy, khi vợ chồng đã ly hôn nếu muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì bắt buộc vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 2. Kết hôn trong phạm vi 3 đời bị xử phạt như thế nào? 

     Căn cứ điểm a  khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;"
     Như vậy với hành vi kết hôn giữa những có họ trong phạm vi ba đời có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 20 triệu đồng.      Bên cạnh đó kết hôn trong phạm vi 3 đời có thể bị xử phạt hình sự: Bộ luật hình sự không quy định về tội kết hôn giữa những người trong phạm vi ba đời . Tuy nhiên, khi xác định kết hôn với nhau, để duy trì hạnh phúc gia đình; không thể không có đời sống tình dục chung. Và từ đó, có thể dẫn tới hành vi cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
  • Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Câu hỏi 3. Hậu quả của việc kết hôn trong phạm vi ba đời

     Việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng; không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; con cái; vấn đề duy trì nòi giống và còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.      Bài viết tham khảo

     Để được tư vấn chi tiết về họ hàng mấy đời được kết hôn, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Thu Phương 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178