• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khái quát chung về quyền tác giả: Về mặt pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả,...

  • Khái quát chung về quyền tác giả theo quy định của pháp luật
  • Khái quát chung về quyền tác giả
  • Hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ

Kiến thức của bạn:

     Khái quát chung về quyền tác giả theo quy định của pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009

Nội dung câu trả lời      Khoản 2, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: 

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

     Về mặt pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

     Từ khái niệm quyền tác giả, chúng ta có thể suy ra được các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật dân sự quyền tác giả. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự này là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.

     Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định rõ về tác giả như sau:

     “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:

  1. Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
  2. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
  3. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
  4. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.”

     Khách thể hay đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự là các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. [caption id="attachment_12651" align="aligncenter" width="300"]Khái quát chung về quyền tác giả Khái quát chung về quyền tác giả[/caption]

     Quyền tác giả có hai đặc điểm sau đây:

     Thứ nhất, quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ. Vì thế, quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định.

     Thứ hai, là tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải do chính sức lao động trí óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có kế thừa. Thí dụ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là chuyển thể thơ của tiểu thuyết "Đoạn trường Tân thanh" của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cả Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân đều được công nhận là tác giả của các tác phẩm của mình.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được 1 cách khái quát chung về quyền tác giả. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178