Hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
13:28 11/06/2019
Hủy kết hôn trái pháp luật......tòa án có thẩm quyền xử lý....những người bị cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc các cơ quan như: hội liên hiệp phụ nữ,..
- Hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
- hủy kết hôn trái pháp luật
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Kiến thức của bạn:
Hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014
Câu trả lời của Luật sư:
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình. Do vậy, hủy kết hôn trái pháp luật là việc Tòa án sẽ tuyên bố hủy hoặc giải quyết theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình cũng như pháp luật về tố tụng dân sự.
Chúng tôi, đội ngũ chuyên gia tư vấn của công ty Luật Toàn quốc có quan điểm tư vấn như sau:
-
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2. Nội dung trả lời:
Khoản 6 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có định nghĩa về kết hôn trái pháp luật:
Thứ nhất, căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật
Trong luật Hôn nhân và gia đình không có quy định chi tiết và cụ thể về các căn cứ để có thể yêu cầu Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật, nhưng Điều 2 của Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định rằng khi có căn cứ mà việc kết hôn đã vi phạm một trong các điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì người có quyền yêu cầu hủy kết hôn có thể nộp đơn đến Tòa án để Tòa án xử lý việc kết hôn trái pháp luật. Người có quyền hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các trường hợp sau:
+ Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức dưới đây yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về điều kiện tự nguyện kết hôn;
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị một trong các cơ quan: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Thứ hai, giải quyết đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật
Theo quy định của Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án sẽ thực hiện xử lý việc kết hôn trái pháp luật trong hai trường hợp sau:
+ Trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn.
+ Trường hợp nếu có căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật như trên thì Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật theo yêu cầu của đương sự.
Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thứ ba, hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Luật Toàn quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, vậy còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.!.
Bài viết tham khảo