• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc không...nếu không có việc hòa giải của UBND cấp xã thì sẽ bị coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện, hòa giải tranh chấp đất đai thành công sau đó không đồng ý với nội dung hòa giải thì có còn căn cứ để khởi kiện tranh chấp đất đai ở Tòa án không

  • Hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc không
  • hòa giải tranh chấp đất đai
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kiến thức của bạn:

     Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như thế nào trong Luật Đất đai năm 2024? Việc hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc để tòa án thụ lý giải quyết vụ án không?

Kiến thức của Luật sư

Nội dung tư vấn:

1. Tranh chấp đất được hiểu thế nào?

     Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. 

Hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc không

2. Hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc không

   Căn cứ theo Luật Đất đai năm 2024 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

    Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

    Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:

   Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;

    Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

    Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;

    Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;

     Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

     Do đó, nếu không có việc hòa giải của UBND cấp xã, phường, thị trấn thì các đương sự sẽ bị coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điềm đ, khoản 1 Điều 168 của BLTTDS mà theo đó, tòa án sẽ phải trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Tại Điều 8 về “Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 168 của BLTTDS” của Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 “Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS”, có hướng dẫn như sau: chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

      Khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mà đối tượng khởi kiện là QSDĐ thì thực hiện như sau:

  •  Đối với tranh chấp ai có QSDĐ thì phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 235 Luật Đất đai năm 2024.
  •  Đối với tranh chấp liên quan đến QSDĐ như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến QSDĐ, tranh chấp về thừa kế QSDĐ, chia tài sản chung của vợ chồng là QSDĐ thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.

      Như vậy, Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 đã tháo gỡ những vướng mắc trong thời gian vừa qua khi áp dụng Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 và vẫn hoàn toàn phù hợp khi áp dụng Điều 235 Luật Đất đai 2024 kể từ 01/8/2024. Nghị quyết này đã hướng dẫn vấn đề hòa giải cơ sở khi giải quyết tranh chấp mà đối tượng là QSDĐ thì việc hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc để tòa án thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai chỉ áp dụng duy nhất đối với tranh chấp ai là người có QSDĐ. Đối với các dạng tranh chấp khác, chỉ khuyến khích hòa giải chứ không bắt buộc.                   

     Liên kết tham khảo:

Hỗ trợ về nội dung bài viết.

     Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.

     Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

     + Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500

     + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033

     + Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178