Hòa giải khi ly hôn có bắt buộc không
13:08 06/06/2019
Hòa giải khi ly hôn gồm hòa giải ở cơ sở và tại Tòa án. Hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc nhưng hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc.
- Hòa giải khi ly hôn có bắt buộc không
- Hòa giải khi ly hôn
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Kiến thức của bạn:
Hòa giải khi ly hôn có bắt buộc không, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014
Kiến thức của luật sư:
-
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 .
-
Nội dung
Theo khoản 14, điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn được hiểu là:
Điều 52, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.
Cơ sở ở đây có thể hiểu là: thôn, làng, xã, tổ dân phố, khu dân cư,... . Như vậy, việc tiến hành hòa giải khi ly hôn ở cơ sở là không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích. Việc có áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở hay không là do hai vợ chồng thỏa thuận. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động này. Hòa giải ở cơ sở với hòa giải viên là những người gần gũi, gắn bó với vợ, chồng nên hiểu rõ về tính cách của mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết nhất cho những người trong cuộc.
Khi hòa giải ở cơ sở không thành, hoặc với những vụ ly hôn đơn giản, không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho tòa án. Điều 54, Luật hôn nhân và gia đình quy định : “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự.
Như vậy, ý nghĩa của thủ tục hòa giải khi ly hôn của tòa án không chỉ là tạo cơ hội cuối cùng để các bên có thể hàn gắn lại quan hệ vợ chồng mà còn tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho quá trình ly hôn, rút ngắn thời gian giải quyết ly hôn. Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách./. Liên kết tham khảo: