• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi muốn hỏi về hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và những trường hợp nào phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm...đăng ký VSATTP....

  • Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Câu hỏi của bạn về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

     Xin chào luật sư!

     Tôi muốn hỏi về hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và những trường hợp nào phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Mong luật sư giải đáp giúp tôi

     Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

1. Cơ sở pháp lý về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

2. Nội dung tư vấn về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

     Hiện nay, vấn đề thực phẩm bẩn khiến mọi người cảnh giác cao độ đối với các nhà hàng, doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải thực hiện đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, để tạo dựng lòng tin và chứng minh được sự an toàn cho sản phẩm của mình, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân cần phải tiến hành các thủ tục đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.1. Các đối tượng thuộc diện phải xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

     Theo điều 12 nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm, các đối tượng sau đây không thuộc diện cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) như sau:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

     Như vậy, nếu những cơ sở nào không thuộc những đối tượng trên thì phải làm thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. [caption id="attachment_180652" align="aligncenter" width="383"] Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm[/caption]

2.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

    Sau khi đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn có thể gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Thành phần hồ sơ được quy định tại Điều 36 luật an toàn thực phẩm năm 2010, cụ thể như sau:

Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

    Theo đó, để xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bạn phải nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kèm theo giấy đề nghị phải có: Bản sao giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và phải có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm để đảm bảo chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh nắm được những quy định và hiểu biết nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

     Kết luận: Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ một số trường hợp luật định). Ngoài ra, Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm khi có sản phẩm mới cần kinh doanh.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178