Hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở
15:28 24/06/2019
Hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành...nhiều trường hợp các mâu thuẫn đất đai đã được giải quyết nhờ việc hòa giải tại địa phương.
- Hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở
- Hiệu lực pháp lý
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA BIÊN BẢN HÒA GIẢI THÀNH
Kiến thức của bạn:
Hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở được quy định như thế nào?
Kiến thức của Luật sư
-
Căn cứ pháp lý:
-
Nội dung tư vấn:
Khoản 24 Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định:
Khi các bên có tranh chấp về đất đai, nhiều trường hợp các mâu thuẫn đất đai đã được giải quyết nhờ việc hòa giải tại địa phương.
Tuy nhiên, tranh chấp đất đai được hòa giải tại UBND cấp phường, xã, thị trấn trong trường hợp hòa giải thành vấn đề hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở cũng là một vấn đề còn bỏ ngỏ trong luật. Từ thực tiễn xét xử, do chưa có văn bản hướng dẫn vì vậy dẫn đến nhiều cách giải quyết khác nhau đối với các trường hợp hòa giải thành tại cấp cơ sở.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 chỉ đưa ra vấn đề hòa giải cấp cơ sở với tính chất là một thủ tục tiền tố tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên đạt được thỏa thuận mà không coi thỏa thuận này là thủ tục cuối cùng.
Mặt khác, cũng không có quy định nào của pháp luật xác định giá trị ràng buộc về hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành cấp cơ sở. UBND cấp có thẩm quyền chỉ có thể thực hiện việc hòa giải như một thủ tục tiền tố tụng mà không thể thay thế việc giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án. Cần thiết phải hiểu thống nhất rằng khi các bên đương sự đã thực hiện thủ tục hòa giải cấp cơ sở, trong mọi trường hợp khi không đạt được thỏa thuận thì họ đều được quyền khởi kiện tại tòa để yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Do vậy, việc các bên có thỏa thuận tại UBND cấp xã, phường, thị trấn không thể làm mất quyền khởi kiện ra tòa án của các bên. Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của các bên đương sự phụ thuộc vào việc xem xét và đánh giá các chứng cứ do các bên xuất trình và các chứng cứ khác được thu thập theo trình tự do luật định. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự theo một trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định để đảm bảo sự thỏa thuận đó có hiệu lực thi hành.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: