Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh
15:54 26/10/2018
Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh để điều chỉnh lại chế độ ưu đãi
- Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh
- Giám định lại thương tật
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT
Câu hỏi về giám định lại thương tật
Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
Câu trả lời về giám định lại thương tật
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giám định lại thương tật, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về giám định lại thương tật như sau:
1. Căn cứ pháp lý về giám định lại thương tật
- Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
2. Nội dung tư vấn về giám định lại thương tật
Thương binh được giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát để điều chỉnh chế độ ưu đãi. Hồ sơ và thủ tục giám định lại được quy định tại điều 19 và điều 20 thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau: [caption id="attachment_130721" align="aligncenter" width="450"] Giám định lại thương tật[/caption]
2.1. Hồ sơ giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát
- Đơn đề nghị giám định lại thương tật.
- Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên, trường hợp phẫu thuật phải có phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên.
- Biên bản giám định lại thương tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
- Quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi của cơ quan có thẩm quyền.
2.2. Thủ tục giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ
Bước 1. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh làm đơn đề nghị giám định lại thương tật gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát. Trường hợp phải phẫu thuật thì kèm phiếu phẫu thuật.
Bước 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang lưu tại Sở, báo cáo UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định (Cục Người có công), hồ sơ thẩm định gồm:
- Đơn đề nghị giám định lại thương tật;
- Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên, trường hợp phẫu thuật phải có thêm phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên;
- Bản sao giấy chứng nhận bị thương;
- Bản sao biên bản của các lần giám định trước;
- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm thẩm định và trả kết quả đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 4. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện (kèm hồ sơ đã thẩm định) ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
- Nếu biên bản giám định thương tật lần cuối do Hội đồng giám định y khoa của quân đội, công an hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định thì giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
- Nếu biên bản giám định thương tật lần cuối do Hội đồng giám định y khoa trung ương khám giám định thì giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa trung ương.
Bước 5. Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền tổ chức khám giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
Bước 6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để hưởng chế độ thương tật
- Xác định tỷ lệ thương tật như thế nào theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự ?
Để được tư vấn chi tiết về giám định lại thương tật, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.