• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt phạm tội gì theo pháp luật hiện hành, Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng ...

  • Giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt phạm tội gì theo pháp luật hiện hành
  • Giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt  phạm tội gì theo pháp luật hiện hành

Câu hỏi của bạn:

     Xin luật sư cho biết, gia đình tôi mở cửa hàng bán điện thoại, hôm trước anh tôi ở nhà một mình thì có một anh niên vào hỏi mua điện thoại, anh tôi lấy cho thanh niên kia 1 chiếc điện thoại IPHONE 6 PLUS. Thanh niên lạ mặt kia lấy điện thoại cầm xem và nhảy lên xe tẩu thoát. Lúc đó anh tôi đang đứng trong quầy có vách ngăn nên không thể nhảy ra bắt thanh niên lạ mặt kia được. Sau đó gia đình tôi thông báo cho công an, cách đây 2 ngày thì thanh niên kia bị bắt. Vậy xin hỏi hành vi của thanh niên kia phạm tội gì ạ. Tôi xin cảm ơn

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau: Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn: Giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt phạm tội gì theo pháp luật hiện hành

1. Giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt phạm tội gì ?

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ một số điều năm 2009 quy định về tôi công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau: Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

"1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Hành hung để tẩu thoát;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở  lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ  năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng." [caption id="attachment_53852" align="aligncenter" width="387"]Giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt Giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt[/caption] a. Mặt khách quan

  • Hành vi
     Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản người phạm tội chỉ có một hành vi duy nhất là chiếm đoạt tài sản của người khác, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây được thực hiện bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh...      Ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản tính chất công khai trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.         Trong câu hỏi của bạn, anh trai bạn đã bị người thanh niên lạ mặt kia công khai chiếm đoạt tài sản, trong lúc đó anh trai bạn tuy biết tài sản của minh bị chiếm song lại đứng trong quầy nên không thể nào ngăn cản được. Hành vi trên của thanh niên lạ mặt đã có dấu hiệu của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 137 BLHS
  • Hậu quả
     Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Mặc dù, khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản b. Mặt chủ quan
  • Lỗi: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý.
  • Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
     Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, khác với các tội cướp, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản, người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội rồi.
c. Khách thể
     Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu được pháp luật hình sự bảo vệ
d. Chủ thể

     Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự, vì khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 137 Bộ luật hình sự là tội phạm nghiêm trọng, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Hình phạt của việc giả vờ mua điện thoại rồi chiếm đoạt

  • Khung cơ bản : có khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm được áp dụng cho trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
  • Khung tăng nặng thứ nhất: có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được áp dụng cho các trường hợp sau: Hành hung để tẩu thoát; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm; Gây hậu quả nghiêm trọng
  • Khung tăng nặng thứ hai: có khung hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm được áp dung cho trường hợp Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Khung tăng năm thứ ba: có khung hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho trường hợp: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ  năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178