Doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả
11:49 18/07/2023
Doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả. Như thế nào thì được xem là nhân viên làm việc không hiệu quả
- Doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả
- Doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả
- Lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả
Tình trạng nhân viên làm việc kém hiệu quả, không tập trung, năng suất làm việc không đạt chất lượng là một trong những vấn đề khiến nhiều nhà quản lý phải “đau đầu”. Vậy doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả.
1. Nhân viên làm việc không hiệu quả được hiểu như thế nào?
Nhân viên làm việc không hiệu quả là nhân viên làm việc kém hiệu quả, không tập trung, năng suất làm việc không đạt chất lượng.
Nhân viên làm việc kém hiệu quả thường có chất lượng công việc thấp dưới mức yêu cầu. Ngoài ra, nhân viên còn có những biểu hiện như:
- Không thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Có hành vi gây rối, tiêu cực hoặc không thể chấp nhận được.
- Không tuân thủ các quy tắc, thủ tục hoặc chính sách của công ty.
2. Doanh nghiệp thỏa thuận, thương lượng với người lao động
Nhân viên làm việc không hiệu quả là vấn đề nhiều công ty gặp phải. Người quản lý nhân sự thường sẽ có các giải pháp linh hoạt, khuyến khích người lao động nỗ lực thực hiện công việc hoặc đề xuất thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, nếu người lao động thực sự không có tiến bộ, không còn phù hợp với công ty.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động không đồng ý với đề xuất thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể tham khảo các phương án giải quyết trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành sau đây để cải thiện tình hình.
3. Xử lý kỷ luật lao động
Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Theo đó, người lao động có trách nhiệm hoàn thành công việc do người sử dụng lao động phân công. Trường hợp không hoàn thành công việc do lỗi chủ quan từ phía người lao động gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung, người sử dụng lao động có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đó.
Căn cứ Điều 124 và Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có thể xử lý kỷ luật đối với nhân viên có hiệu quả làm việc yếu kém, không hiệu quả theo một trong các hình thức sau:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương: Thời gian tối đa không quá 06 tháng.
- Cách chức: Áp dụng với người lao động đang giữ chức vụ trong doanh nghiệp.
- Sa thải: Chỉ áp dụng với trường hợp người lao động đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức, chưa được xóa kỷ luật mà còn tái phạm.
Để có thể xử lý kỷ luật đối với người lao động làm việc kém hiệu quả thì trước đó doanh nghiệp phải ghi nhận lỗi không hoàn thành công việc của người lao động được giao trong nội quy lao động thì mới được tiến hành xử lý kỷ luật.
Theo điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định trường hợp nội quy lao động không quy định mà tự ý xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 20 - 40 triệu đồng.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định việc xử lý kỷ luật cũng cần đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Doanh nghiệp không được tùy tiện ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động làm việc kém hiệu quả. Nếu vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng.
4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp có thể xử lý nhân viên làm việc kém hiệu quả bằng cách chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó.
Căn cứ Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp phải ra thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người đó. Đồng thời, cũng cần đảm bảo thời gian báo trước cho người lao động theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019:
- Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Được báo trước ít nhất 45 ngày.
- Người làm việc theo hợp đồng từ 12 đến 36 tháng: Được báo trước ít nhất 30 ngày.
- Người làm việc theo hợp đồng dưới 12 tháng: Được báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Theo đó, để chấm dứt hợp đồng lao động vì lỗi thường xuyên không hoàn thành công việc, doanh nghiệp phải ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc, trong đó xác định các tiêu chí đánh giá một cách chi tiết, cụ thể.
Quy chế này phải được quy định từ trước và phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp trước khi ban hành.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp không ban hành quy chế đánh giá thì người sử dụng lao động sẽ không có cơ sở để xác định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc dù thực tế họ làm việc không hiệu quả.
Trường hợp không ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên làm việc kém hiệu quả, người sử dụng lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Theo Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định ngoài việc phải nhận người lao động trở lại làm việc, doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động một khoản bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái luật.
Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác của Luật Toàn Quốc về các dịch vụ như sau:
5. Hỏi đáp về doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả:
Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ có hậu quả như thế nào? Tôi cảm ơn!
Theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ:
Không được trợ cấp thôi việc.
Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.
Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019.
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Câu hỏi 2: Luật sư cho tôi hỏi: công ty có được xử lý kỷ luật lao động nữ mang thai hay không? Tôi cảm ơn!
Theo Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong trường hợp người lao động nữ mang thai thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động phải chờ người lao động nữ bước qua khoảng thời gian mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì mới được tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Dịch vụ về doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả:
Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi câu hỏi về doanh nghiệp xử lý thế nào khi nhân viên làm việc không hiệu quả tới địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Nguyễn Huệ